Giáo án địa 7 cả năm xem là nghiền

Chia sẻ bởi Quang Chiến | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: giáo án địa 7 cả năm xem là nghiền thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Ngày soạn: 09/09/2997
Ngày dạy: 10/09/2007
Tiết 1

Bài 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG


I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1- Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 hộp kín trong đó dán sẳn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK.
Pin, dây nối, công tắc.

III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Nói qua nội quy tiết học đặc biệt là nội quy tiết học môn Vật lý.
2 - Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3 - Giảng bài mới:


3






















3














10








15


















5












5




Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.

Đây là bài đầu chương nên GV cần đưa ra một số hiện tượng, một số câu hỏi gây cho học sinh một số bất ngờ, vừa nhằm giới thiệu một số vấn đề lớn sẽ nghiên cứu trong chương, vừa thu hút sự chú ý, tạo hứng thú cho HS.
Thí dụ GV nêu câu hỏi:
Một người mắt không bị tật, bệnh, có khi nào mở mắt ra mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta mới nhìn thấy một vật?
Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chử gì (có thể cho HS quan sát thực trên gương). Nhiều HS sẽ nói sai. Không cần giải thích, chỉ cần nêu vấn đề: Ảnh ta quan sát được trong gương phẳng có tính chất gì?
Tóm lại: Những hiện tượng nêu trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét ở chương này. HS đọc 6 câu hỏi nêu ở đầu chương. GV nhấn mạnh đó cũng là những câu hỏi chính mà ta phải trả lời được sau khi học chương này.

Hoạt động 2: GV có thể tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?

GV đưa cái đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS để HS thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi. Sau đó để đèn pin ngang trước mặt và nêu câu hỏi như SGK. Chú ý phải che để HS không thấy vệt sáng của đèn chiếu lên tường hay các đồ vật xung quanh.
Thí nghiệm chứng tỏ rằng, kể cả khi đèn pin đã bật sáng mà ta cũng không nhìn thấy được ánh sáng từ đèn pin phát ra. Đó là điều trái với suy nghĩ thông thường của HS. Giáo viên đề xuất vấn đề nghiên cứu: ”Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?”

Hoạt động 3: HS tìm câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?

GV có thể gợi ý cho HS tìm những điểm giống nhau hoặc khác nhau trong 4 trường hợp đó để tìm nguyên nhân khách quan nào làm cho mắt ta nhận biết được ánh sáng trong khi mắt ta không có gì thay đổi. Đó là khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Hoạt động 4: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật.

GV có thể đặt vấn đề như sau: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta, nhưng điều quan trọng đối với chúng ta không phải là thấy ánh sáng chung chung mà là nhìn thấy, nhận biết được bằng mắt các vật quanh ta. Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật?
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: đọc mục Nhìn thấy một vật, làm thí nghiệm và thảo luận để trả lời C2. Sau đó thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận.
Để kiểm tra lại xem có thật là HS đã nắm vững lập luận khi xử lí kết quả quan sát để rút ra kết luận không, GV có thể nêu thêm câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quang Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)