GIÁO ÁN dạyGSP

Chia sẻ bởi Trần Minh Quang | Ngày 02/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN dạyGSP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy


GIớI THIệU
Sử DụNG PHầN MềM sketchpad
( GSP 4.07 )

Người trình bày:
L£ V¡N luËn
Tr­êng T.H.C.S ®¹i nghÜa
I/ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PHẦN MỀM SKETCHPAD 4.07
Geometer’s Sketchpad ( viết tắt: GSP) là phần mềm dùng để nghiên cứu, dạy và học hình học, đại số và giải tích một cách động ( Dynamic), có thể sử dụng để giảng dạy cho các trường THCS và THPT. Phần mềm này được Nicholas Jackiw người Mỹ viết năm 1995 và được sử dụng rộng rãi trong các trường phổ thông ở Mỹ, Úc, … Phiên bản phần mềm được nâng cấp theo thời gian, và hiện nay đã có phiên bản mới là 4.07, các thầy cô có thể cập nhật trên mạng và cài đặt vào máy tính cá nhân.
1. Mục đích và xuất xứ phần mềm:
2. Cài đặt:
Vào thư mục có chứa File của GSP 4.07, kích đôi chuột. Chương trình tự động chạy, để tiện sử dụng các thầy cô tạo một biểu tượng chương trình trên màn hình Desktop.
Để cửa sổ làm việc với giao diện tiếng Việt đầy đủ ta kích đôi chuột vào file đính kèm, kích chuột vào mục tôi đồng ý, chờ ít phút chương trình tự động cài đặt phông chữ tiếng Việt, sau đó kích chuột vào yes để khởi động lại máy tính.
3. Khởi động GSP 4.07
Thanh tiêu đề
Cửa sổ soạn thảo
Sau khi khởi động chương trình, cửa sổ làm việc xuất hiện như sau:
4. Môi trường làm việc của Sketchpad 4.07
5. Giới thiệu về Hộp dụng cụ:
II/ Tạo thêm công cụ tiện ích mới
Một trong những thế mạnh của phần mềm GSP là tuỳ theo công việc mà người dùng có thể tạo ra những công cụ tiện ích cho những thao tác lập đi, lập lại. Giúp người dùng rút ngắn đáng kể khi vẽ hình. Đây là một chức năng copy một cách thông minh mà ít phần mềm có được
Ví dụ 1. Tạo công cụ vẽ hình vuông:
Ví dụ 2: Tạo công cụ “Dựng tam giác đều khi biết tâm và một điểm”
III/ KHAI THÁC PHẦN MỀM GSP SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC
HÌNH HỌC Ở TRUNG HỌC SƠ SỞ.
1. Thiết kế tình huống dạy học có vấn đề:
Ví dụ: Khi dạy bài “Tổng ba góc trong một tam giác” (Hình học7), Ta làm
như sau:
* Vẽ tam giác ABC trong màn hình GSP. Dùng chức năng đo đạc, tính
toán để đo các góc và tính tổng các góc của tam giác ABC.
2. Sử dụng công cụ đo đạc, dựng hình trong Sketchpad tìm ra đường
lối giải
3.Sử dụng Sketchpad hỗ trợ giải toán dựng hình
Chương trình Sketchpad là một công cụ tốt hỗ trợ cho bước biện luận trong các bài toán dựng hình. Sau khi dùng Sketchpad dựng được hình, ta cho dữ kiện thay đổi thì được số nghiệm của bài toán hiển thị trên màn hình.
Ví dụ: Cho độ dài các đường trung tuyến thuộc hai cạnh của tam giác ABC là ma, mb, đường cao thuộc cạnh thứ ba là hc. Hãy dựng tam giác ABC.
Dựng các tam giác vuông CFH và CFG vuông tại F; Có CF = hc, CH=2ma, CG=2mb. Dựng các điểm A, B chia HG làm ba phần bằng nhau. Khi đó tam giác ABC là tam giác phải dựng.
Sau khi dựng được hình, bằng cách theo dõi trên màn hình, ta cho độ dài của các đoạn thẳng đã cho thay đổi, ta nhận thấy kết quả như sau:
+ Nếu ma<1>nghiệm.
+ Nếu ma >1/2hc và mb =1/2hc, hoặc mb >1/2hc và ma =1/2hc thì bài có một nghiệm.
+ Các trường hợp còn lại thì có hai nghiệm.
4.Sử dụng Sketchpad hỗ trợ giải toán quỹ quỹ tích.
Nhờ Sketchpad ta dễ dàng dựng được điểm cần tìm quỹ tích, tạo vết và cho điểm thay đổi, di động, ta nhận xét được dạng quỹ tích hiển thị trên màn hình và từ đó tìm ra hướng giải toán.
Ví dụ 1: Cho hai điểm A, B và đường thẳng d song song với AB. Một điểm C thay đổi trên d. Tìm tập hợp trực tâm H của tam giác ABC.
5. Ứng dụng Cabri giải các bài toán cực trị trong hình học phẳng
I. Đặt vấn đề:
Các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một đại lượng được gọi chung là các bài toán cực trị, ta thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi.
Riêng trong hình học phẳng, bài toán tìm cực trị của một hay nhiều đại lượng biến thiên phụ thuộc vào các đối tượng chuyển động cho trước có thể giải được nhờ vào hình học động của Cabri.
vấn đề dự đoán một đối tượng hình học có đạt cực trị hay không? Nếu có thì nó sảy ra khi nào? Hình học động sẽ giúp ta có hướng đi hợp lí giải quyết bài toán. Hơn thế nữa, giúp ta kiểm chứng được giả thiết của bài toán đặt ra và sáng tạo thêm các bài toán mới.
Phần mềm Cabri cho phép kết hợp giữa hình học và giải tích để giải quyết các vấn đề trên.
II. Các bước tiến hành:
Dựng hình theo yêu cầu của bài toán.
Đo đại lượng cần tìm cực trị phụ thuộc vào vị trí của đối tượng chuyển động cho trước.
Dựng đồ thị của đại lượng vừa đo được phụ thuộc vào vị trí của đối tượng chuyển động cho trước. Từ đó có thể đoán được cực trị sảy ra khi nào.
Chứng minh.
Ví dụ 1: Trên hai cạnh BC, CA của một tam giác đều ABC lấy tương ứng hai điểm M, N sao cho BM = CN. Xác định vị trí của M để MN có giá trị nhỏ nhất.
Bước 1: Dựng hình theo yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Đo độ dài MB = x, MN = a.
Bước 3: Dựng đồ thị - Dựng điểm D có tọa độ D(x;a)Cho M chuyển động
=> D cũng chuyển động từ đó dự đoán được vị trí nào của M thì
MN = a đạt cực tiểu.
Ví dụ 2: Cho tam giác đều ABC. Từ điểm M trên cạnh AB kẻ hai đường thẳng song song với hai cạnh AC và BC, cắt các cạnh BC và AC tại D và E. Xác định vị trí của M để:
1. DE có độ dài nhỏ nhất.
2. Tam giác MDE có diện tích lớn nhất.
Bước 1: Dựng hình theo yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Đo độ dài DE=a – Đo diện tích tam giác MDE=s; AM = x.
Bước : Dựng đồ thị - Dựng điểm P(x;a); điểm Q(x;s); tạo vết cho P và Q,
cho điểm M chuyển động, từ đó dự đoán vị trí nào của M thì a đạt
cực tiểu, s đạt cực đại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)