Giáo án Đây Thôn Vĩ Dạ
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hai |
Ngày 19/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: Giáo án Đây Thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
3. Thái độ sống:
- Nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, nhóm, phân tích, tổng hợp…
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Nắm vững nội dung, kiến thức cơ bản, cần thiết cho bài giảng.
- Dựa vào kiến thức trong SGK để triển khai bài học.
- Thiết kế giáo án nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
2. Học sinh:
- Đọc kĩ kiến thức của bài học trong SGK.
- Soạn bài theo đề mục trong SGK và phần luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY HỌC
1. Ổn định sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dẫn nhập bài mới:
Ở tiết trước các em đã được học một tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam, đó chính là Xuân Diệu.Nếu Xuân Diệu góp vào nên thơ Mới một tiếng thơ rạo rực, cháy bỏng yêu đương thì Hàn Mặc Tử lại mở ra một thế giới lung linh, kì ảo với những cung tình u uẩn. Và có lẽ, Hàn Mặc Tử dường như sinh ra là để làm thơ, nhưng làm thơ trong một hoàn cảnh bất hạnh.Ông phải chống chọi với đau thương, bệnh tật để sáng tạo ra những vần thơ quằn quại nhưng thấm đẫm tình đời, tình người. Và “ Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ ra đời trong hoàn cảnh éo le ấy mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài học
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Dựa vào tiểu dẫn và sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy khái quát một vài nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử?
Lưu ý : GV yêu cầu sử dụng bút chì gạch chân vào sách những ý chính về tác giả.
Hãy trình bày những nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử ?
- Hãy nêu một số tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử ?
2.Tác phẩm
- Hãy trình bày xuất xứ của bài thơ?
- Em biết gì về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” ?
Mời 1-2 hs đọc diễn cảm bài thơ.
( Lưu ý: đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha phù hợp với phong cảnh, con người Huế).
- Xác định bố cục của bài thơ và ý chính của mỗi đoạn?
Lưu ý : Sau khi đọc xong bài thơ, GV khảo sát cảm nghĩ chủ quan của học sinh về bài thơ trước khi phân tích tác phẩm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1:
- Gọi 1 hs đọc lại khổ 1
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi do GV đưa ra.
- Nhóm 1: Tìm hiểu câu thơ đầu:
+ Em hãy cho biết đó là câu hỏi của ai? + Giọng điệu hỏi như thế nào? + Ý nghĩa của lời hỏi?
- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ ( câu 2,3):
- Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu thơ 2:
+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả như thế nào?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu thơ 3:
+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả như thế nào?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy?
- Hàn Mặc Tử -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
3. Thái độ sống:
- Nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, nhóm, phân tích, tổng hợp…
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Nắm vững nội dung, kiến thức cơ bản, cần thiết cho bài giảng.
- Dựa vào kiến thức trong SGK để triển khai bài học.
- Thiết kế giáo án nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
2. Học sinh:
- Đọc kĩ kiến thức của bài học trong SGK.
- Soạn bài theo đề mục trong SGK và phần luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY HỌC
1. Ổn định sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dẫn nhập bài mới:
Ở tiết trước các em đã được học một tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam, đó chính là Xuân Diệu.Nếu Xuân Diệu góp vào nên thơ Mới một tiếng thơ rạo rực, cháy bỏng yêu đương thì Hàn Mặc Tử lại mở ra một thế giới lung linh, kì ảo với những cung tình u uẩn. Và có lẽ, Hàn Mặc Tử dường như sinh ra là để làm thơ, nhưng làm thơ trong một hoàn cảnh bất hạnh.Ông phải chống chọi với đau thương, bệnh tật để sáng tạo ra những vần thơ quằn quại nhưng thấm đẫm tình đời, tình người. Và “ Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ ra đời trong hoàn cảnh éo le ấy mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài học
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Dựa vào tiểu dẫn và sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy khái quát một vài nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử?
Lưu ý : GV yêu cầu sử dụng bút chì gạch chân vào sách những ý chính về tác giả.
Hãy trình bày những nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử ?
- Hãy nêu một số tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử ?
2.Tác phẩm
- Hãy trình bày xuất xứ của bài thơ?
- Em biết gì về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” ?
Mời 1-2 hs đọc diễn cảm bài thơ.
( Lưu ý: đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha phù hợp với phong cảnh, con người Huế).
- Xác định bố cục của bài thơ và ý chính của mỗi đoạn?
Lưu ý : Sau khi đọc xong bài thơ, GV khảo sát cảm nghĩ chủ quan của học sinh về bài thơ trước khi phân tích tác phẩm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1:
- Gọi 1 hs đọc lại khổ 1
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi do GV đưa ra.
- Nhóm 1: Tìm hiểu câu thơ đầu:
+ Em hãy cho biết đó là câu hỏi của ai? + Giọng điệu hỏi như thế nào? + Ý nghĩa của lời hỏi?
- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ ( câu 2,3):
- Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu thơ 2:
+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả như thế nào?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu thơ 3:
+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả như thế nào?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)