Giáo án dạy học liên môn chủ đề khai thác bền vững nguồn hải sản

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hạnh | Ngày 23/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: Giáo án dạy học liên môn chủ đề khai thác bền vững nguồn hải sản thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN SINH HỌC – ĐỊA LÝ
CHỦ ĐỀ :KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN
SỞ GD- ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2
GV thực hiện: Trần Thị Lệ Hằng
Môn : Sinh học
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN
SẢN PHẨM NHÓM 1:

“ KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN”
THỦY SẢN LÀ NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN
NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐANG SUY GIẢM
KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN LÀ GÌ ?
Khai thác bền vững là cách khai thác sao cho các sản phẩm thu được vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa đảm bảo duy trì nguồn lợi ổn định cho thế hệ mai sau.
KHAI THÁC KHÔNG BỀN VỮNG
TẬP TRUNG KHAI THÁC VEN BỜ
SỬ DỤNG CHẤT NỔ, CHẤT ĐỘC, XUNG ĐIỆN TRONG KHAI THÁC
SỐ LƯỢNG TÀU THUYỀN KHAI THÁC TĂNG QUÁ NHANH
KHAI THÁC HẢI SẢN KHÔNG ĐÚNG KÍCH THƯỚC QUY ĐỊNH
KHAI THÁC KHÔNG BỀN VỮNG
CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN LẠC HẬU
PHÁ RỪNG NGẬP MẶN ĐỂ NUÔI THỦY SẢN
BIỆN PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN
Nghị định 67/2014/NĐ-CP phát triển đội tàu cá vỏ thép, công suất lớn đánh bắt xa bờ, góp phần thay đổi phương thức tổ chức sản xuất trên biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo”.
TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC XA BỜ
KHAI THÁC ĐÚNG TUYẾN VÀ MÙA VỤ
TRÁNH KHAI THÁC CÁC ĐỐI TƯỢNG HẢI SẢN CÒN NON, ĐANG SINH SẢN
NGĂN CHẶN KHAI THÁC BẰNG NGƯ CỤ CẤM
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Bạn hiểu thế nào là khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản?

2. Trong các biểu hiện của khai thác không bền vững thì biểu hiện nào thường hay xảy ra nhất ? Vì sao?

3.Theo bạn, khai thác không bền vững có tác động như thế nào đến môi trường ? Lấy một số ví dụ chứng minh ?

4. Trong các biện pháp để ngư dân khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản bạn sẽ sử dụng biện pháp nào để tuyên truyền cho ngư dân ở cộng đồng dân cư của bạn?
Một bạn khi nhìn vào các hình ảnh sau có nhận xét:
“Tài nguyên sinh vật biển cũng như nguồn lợi hải sản là tài nguyên vĩnh cửu vì đại dương chiếm 75% diện tích Trái đất”. Em có ý kiến gì về nhận xét này ?
Tài nguyên sinh vật biển, nguồn lợi hải sản rất lớn, do sự khai thác quá mức và khai thác mang tính hủy diệt của con người nên nguồn tài nguyên này hiện đang suy giảm ở mức nghiệm trọng. Đây là tài nguyên tái sinh
Tuổi sinh sản
Tuổi sau sinh sản
Tuổi trước sinh sản
Hãy quan sát biểu đồ Cấu trúc tuổi của quần thể cá tại 3 vùng biển khác nhau, hãy cho biết tình trạng khai thác ở các vùng biển?
Vùng biển 1: Khai thác quá ít.
Vùng biển 2: Khai thác mức độ vừa phải
Vùng biển 3: Khai thác quá mức
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN
SẢN PHẨM NHÓM 2:

“ KHAI THÁC TÔM HÙM ”
P
Theo em nếu nước ta muốn khai thác được tôm hùm như cách khai thác của Mĩ thì cần có những điều kiện gì ?
- Đào tạo ngư dân đủ trình độ tiếp nhận, sử dụng các ngư cụ hiện đại và ý thức khai thác theo hướng bền vững.
- Đầu tư về công nghệ đánh bắt và bảo quản.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân và công tác kiểm tra quản lý của cơ quan chức năng.
Vì sao cá ngừ Nhật Bản đắt gấp 10 lần cá Việt Nam ?
Thị trường Nhật Bản là đích đến của 80% lượng cá ngừ đại dương trên toàn thế giới nhờ sức tiêu thụ lớn và mức giá cao. Cá ngừ của Việt Nam cũng tìm đường sang xứ sở hoa anh đào. Thế nhưng, thay vì được bán cho  những nhà hàng để làm món sushi hay sashimi có giá hàng chục USD/kg, cá ngừ Việt chỉ dừng chân ở siêu thị, trong ngăn đồ hộp, với giá vỏn vẹn 3 USD/kg. Năm 2013, sản lượng cá ngừ đại dương cả nước đạt 15.942 tấn, giá trị xuất khẩu hơn 526 triệu USD. Nhiều ý kiến cho rằng : Cá ngừ Việt Nam: Sản lượng cao, đẳng cấp thấp - Đây là một sự lãng phí nguồn lợi hải sản của đất nước.
Có những thời điểm, giá cá ngừ mua tại Phú Yên chỉ còn còn 60.000-70.000 đồng/kg. 
Câu 1 : Theo em tại sao cá ngừ Việt Nam lại có giá trị thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản ?
Câu 2: Tại sao nói : Cá ngừ Việt Nam: Sản lượng cao, đẳng cấp thấp - Đây là một sự lãng phí nguồn lợi hải sản của đất nước.
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN
SẢN PHẨM NHÓM 3:

“ PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA NGƯ DÂN CỬA LÒ ”
P
1. Là người con cửa vùng biển Cửa Lò,em hãy tìm ra lý do vì sao ngư dân Cửa Lò vẫn khai thác hải sản theo hướng hủy diệt không bền vững như: dùng mìn, kích điện, lưới có mắt lưới nhỏ ….?
2. Từ các nguyên nhân trên em hãy đề ra một số biện pháp để ngư dân Cửa Lò có ý thức hơn trong việc khai thác hải sản một cách bền vững?
“Ngôi nhà” của cá được thiết kế tỉ mỉ. Nó giống như bức tường lớn vậy. Vật liệu được đưa từ đất liền ra khơi gồm luồng cỡ bự dài từ 15m trở lên, rọ sắt đan bằng thép 3 ly, đá hộc, lá cọ hoặc lá dừa, dây buộc vài chục kilôgam.


Khi đến địa điểm “xây nhà”, các ngư dân sẽ dùng dây buộc 5-7 cây luồng lại với nhau, kết lá cọ hoặc lá dừa thành từng tấm lớn, đá sẽ được xếp vào rọ. Các công đoạn trên xong xuôi, thuyền viên thả luồng xuống biển theo chiều thẳng đứng, lúc này rọ đá phát huy công dụng giúp cây luồng cắm sâu vào đáy biển, những tấm “phên” đan sẵn được treo vào hệ thống dây buộc.
DỰNG “NHÀ” CHO CÁ BIỂN

“ XÉT XỬ HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN ”
SẢN PHẨM NHÓM 4
P
Liệt kê 10 hành vi vi phạm quy định khai thác thủy sản.
Câu 1: Em hãy liệt kê các nội dung chính trong tiết học hôm nay ?
Câu 2: Trong các nội dung được học em ấn tượng với nội dung nào nhất? Vì sao ? Em có bổ sung gì cho nội dung đó?
Câu 3Dựa vào nội dung đã học và cảm nghĩ của cá nhân hãy đặt tên mới cho chủ đề của tiết học?
DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN SINH HỌC – ĐỊA LÝ
CHỦ ĐỀ :KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)