Giáo an CQ2 - Master

Chia sẻ bởi Phạm Văn Toản | Ngày 05/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Giáo an CQ2 - Master thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

Bài 4: Biểu cảm qua hình thể
(Lứa tuổi: Mẫu giáo bé)
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Trẻ nhận diện đúng trạng thái cảm xúc của bản thân và của người khác.
2. Trẻ có thể thể hiện cảm xúc đó qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (bằng hình thể).
II. Chuẩn bị:
1. Tranh - ảnh bộc lộ các trạng thái cảm xúc khác nhau.
2. Video clip: Trận đá bóng, buổi biểu diễn ca nhạc.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Nhận diện cảm xúc qua ánh mắt cử chỉ.
* Cô cho trẻ quan sát tranh:
+ Tranh 1: Các bạn đang múa hát rất vui vẻ
+ Tranh 2: Một bạn đang buồn, ngồi một mình khóc.
+ Tranh 3: Một người lớn đang cáu giận, mặt đỏ phừng phừng, 2 mắt trợn, 2 hàm răng nghiến lại, 2 tay nắm chặt nắm đấm.
- Cô cho trẻ gọi tên và nhận xét các biểu lộ cảm xúc qua từng bức tranh.
+ Khi vui thì thế nào: Cười, mắt long lanh…
+ Khi buồn thì thế nào: Khóc, mắt ỉu xìu…
+ Khi cáu giận thì thế nào: Mắt đỏ, mắt trợn lên…
- Cô gợi ý đển trẻ phát hiện những cách biểu cảm đó qua từng tình huống và gọi đúng tên cảm xúc.
2. Hoạt động 2: Cho trẻ trải nghiệm: Giúp trẻ biết biểu đạt cảm xúc qua ngôn ngữ hình thể.
- Cô đưa tình huống để trẻ tưởng tượng.
+ Con hãy thể hiện cảm xúc vui.
+ Cảm xúc buồn?
+ Cảm xúc cáu giận?
- Cho trẻ khác quan sát và nhận xét.
- Cô chia nhóm: Thi xem nhóm nào có cách thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ hình thể chính xác nhất.
- Cô nhận xét và rút ra bài học cho trẻ.
3. Hoạt động 3:
- Cho trẻ xem video clip trận đá bóng.
- Khi kết thúc trận đấu: Cho trẻ nhận xét về cảm xúc của 2 đội chơi:
+ Đôi thua: Cầu thủ trông như thế nào.
+ Đội thắng: Cầu thủ ra sao, biểu hiện như thế nào?
- Cho trẻ xem tiếp video clip một buổi biểu diễn ca nhạc.
+ Các khán giả hâm mộ ca sĩ cuồng nhiệt như thế nào? Vỗ tay, hò hét, cười, vui sướng…
+ Cô nhấn mạnh: Đó là cách thể hiện cảm xúc của mỗi người với người khác.
- Cô cho trẻ nói lên cảm xúc của mình và tập thể hiện cảm xúc của mình qua ngôn ngữ hình thể nếu được đặt mình trong tình huống đó.
IV. Kết thúc:
1. Củng cố bài học + Đưa bài học giáo dục cho trẻ.
2. Nhận xét giờ học.

Bài 5: Cảm nhận cảm giác yên bình
(Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ)
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Giúp trẻ cảm nhận được cảm giác về 1 không gian yên tĩnh không ồn ào.
2. Trẻ biết cách tạo sự bình yên cho bản thân những lúc cần thiết.
II. Chuẩn bị:
1. Đầu đĩa, đài, loa, nhạc không lời.
2. Lọ hoa thơm.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Giúp trẻ nhận diện sự khác nhau giữa hai trạng thái yên bình và ầm ĩ, ồn ào.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”.
- Cùng trẻ chơi tiếp trò chơi: “Trời tối, trời sáng”.
- Trao đổi với trẻ:
+ Chơi trò gì? Có vui không?
+ Có thấy sự khác nhau giữa 2 trò chơi không?
- Cho trẻ tự nêu ý kiến: Sau đó cô nhận xét và đưa ra kết luận giúp trẻ.
- Trong 2 trò chơi: Trò chơi thứ 2 cần sự yên tĩnh: không nói chuyện, trao đổi mà phải im nặng tuyệt đối. Đó chính là sự khác nhau giữa sự yên tĩnh và sự ồn ào.
2. Hoạt động 2: Cho trẻ cảm nhận sự yên tĩnh.
- Cô đặt lọ hoa trước mặt trẻ.
- Cho một số trẻ lên ngửi thử hương thơm của hoa.
- Hỏi trẻ về cảm nhận của trẻ khi nhìn thấy và được ngửi hương thơm của hoa.
- Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt trong 2 phút – Cô bật đĩa nhạc không lời và yêu cầu trẻ hãy tưởng tượng như mình đang đi giữa một vườn hoa với hương thơm ngào ngạt mà mình đã được cảm nhận.
- Hết 1 bản nhạc cô yêu cầu trẻ từ từ mở mắt ra.
=> Hỏi cảm giác của trẻ, có dễ chịu không, có thoải mái không?
=> Cô chốt lại: Đó chính là cảm giác yên bình mà trẻ vừa được trải qua.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Toản
Dung lượng: 74,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)