Giáo án công dân 12 (CB)

Chia sẻ bởi Trần Thị Hoa | Ngày 26/04/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Giáo án công dân 12 (CB) thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 15/8/2010 – Tiết 1
Bài 1
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm pháp luật. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
- Nêu được bản chất giai cấp của pháp luật.
2. Về kỹ năng:
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
3. Về thái độ:
Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: SGK, SGV Giáo dục công dân 12; Hiến pháp 1992; tình huống GDCD 12 …
2.Học sinh. Sách giáo khoa, giấy khổ lớn, bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 ph) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. (10 ph) GV hệ thống lại chương trình lớp 11. Giới thiệu chương trình lớp 12.
3. Bài mới: (1ph)
GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Trong cuộc sống, để đảm bảo sự ổn định xã hội các quốc gia đã ban hành rất nhiều các đạo luật để điều chỉnh hành vi của con người. Vậy pháp luật là gì? Nó có những đặc trưng gì? Bản chất của nó ra sao?

Bài 1. Pháp luật và đời sống – Tiết: 1

TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Nội dung


23’




















































































































5

HĐ 1: Khái niệm pháp luật và các đặc trưng của pháp luật.

Gv đặt câu hỏi:
Em hãy kể tên một số bộ luật mà em được biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành và nhằm mục đích gì? Nếu không thực hiện sẽ ra sao?






Gv đặt câu hỏi:
Vậy pháp luật là gì?


Gv nhận xét, kết luận và cho hs ghi khái niệm.

Gv giảng:
Hiện nay, một số người vẫn cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là xử phạt…
Tuy nhiên, pháp luật không phải là như vậy, mà pháp luật là những quy định về: những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
Gv yêu cầu hs tìm ví dụ.
Gv nhấn mạnh: pháp luật là những quy tắc xử sự chung, áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước mới được phép ban hành.

Pháp luật có 3 đặc trưng cơ bản.
Gv cho hs thảo luận nhóm. Chia lớp thành 6 nhóm theo vị trí ngồi.
Nhóm 1 & 4:
Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Vì sao pháp luật có tính quy phạm phổ biến? Lấy ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?













Nhóm 2 & 5:
Tại sao pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung? Ví dụ? Phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật và đạo đức?

















Nhóm 3 & 6:
Tính chặt chẽ về mặt hình thức của của pháp luật thể hiện như thế nào? Ví dụ?




















Gv nhận xét, kết luận và cho hs ghi bài.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm và các đặc trưng cơ bản của pháp luật. Vậy bản chất của pháp luật thể hiện như thế nào?
2. HĐ 2: Bản chất của pháp luật.

Gv cho hs đàm thoại nhanh các câu hỏi:
- Nhà nước ta mang bản chất giai cấp nào?
- Pháp luật nước ta do ai ban hành? Thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp nào?
- Nhà nước ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?
Gv nhận xét, kết luận:
Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc, vì pháp luật do nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)