Giáo án chương Chất khí
Chia sẻ bởi Nguyễn Quý Đức |
Ngày 25/04/2019 |
91
Chia sẻ tài liệu: Giáo án chương Chất khí thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
Giáo án 1: Tiết 47 Bài 28 Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nhắc lại được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
- So sánh được các thể khí, lỏng, rắn.
2. Kĩ năng: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và phương pháp mô hình ở các mặt sau:
- Xây dựng mô hình cấu trúc vật chất.
- Vận dụng mô hình cấu trúc vật chất để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, lỏng, rắn.
- Làm được một số thí nghiệm đơn giản để kiểm tra tính chân thực của mô hình cấu tạo chất.
3. Thái độ: Học tập tích cực, chủ động, có niềm tin vào tri thức Vật lí. Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận chính xác và có tinh thần hợp tác, đoàn kết trong học tập, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Các thí nghiệm ảo mô hình cấu tạo chất của thể rắn, lỏng, khí…
- Tranh vẽ và thí nghiệm ảo về lực tương tác phân tử.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về cấu tạo chất đã được học ở trung học cơ sở.
III. Phương pháp nhận thức Vật lí: Phương pháp quan sát, phương pháp mô hình.
Phương pháp quan sát khi nghiên cứu: Cấu tạo chất.
Phương pháp mô hình khi nghiên cứu: Lực tương tác phân tử.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
Đặt vấn đề:
+ Ở phần Cơ học chúng ta đã nghiên cứu các kiến thức liên quan đến chuyển động và tương tác của các vật thể vĩ mô. Những chuyển động và tương tác của các vật thể vĩ mô này do các định luật Niu Tơn và các định luật bảo toàn chi phối.
+ Ở lớp 8 ta đã biết vật chất được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử riêng biệt. Trong tự nhiên có rất nhiều các hiện tượng liên quan đến chuyển động và tương tác giữa các phân tử. Nhiệt học là 1 phần của vật lý có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện tượng này.
+ Các em hãy quan sát hình ảnh phóng vệ tinh Vinasat1 (Chiếu video về việc phóng vệ tinh nhân tạo Vinasat 1). Đây là hình ảnh phóng thành công vệ tinh nhân tạo Vinasat 1 vào tháng 4/2008, một ứng dụng kiến thức nhiệt học vào cuộc sống. Việc phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của ngành viễn thông góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về chất khí và các tính chất của chúng.
Hoạt động 1: hiểu về cấu tạo chất.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Đưa ra 1 cục nước đá, 1 cốc nước và 1 phích nước nóng được mở nắp cho hơi bay ra.
Nước đá, nước, hơi nước đều có công thức hóa học là H2O. Vậy tại sao chúng lại rất khác nhau? Hãy mô tả sự khác nhau này?
Tại sao lại có những hiện tượng trên? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó.
Các em hãy nhắc lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất?
Chiếu Slides (Ảnh chụp các nguyên tử Silic qua kính hiển vi điện tử hiện đại): Đây là ảnh chụp các nguyên tử Silic qua kính hiển vi điện tử hiện đại. Ta có thể nhìn thấy rõ các phân tử và khoảng cách giữa chúng qua hình ảnh đã được phóng đại lên rất nhiều lần. Kích thước và khối lượng của các phân tử là vô cùng nhỏ bé. GV lấy ví dụ về kích thước và khối lượng phân tử nước.
- Để hình dung sự nhỏ bé của phân tử ta dùng phép so sánh sau (Đưa ra quả cam thật): kích thước và khối lượng quả cam so với kích thước và khối lượng trái đất thế nào thì kích thước và khối lượng phân tử so với kích thước, khối lượng quả cam như thế.
Cá nhân suy nghĩ, trả lời:
- Nước đá: Có thể tích và hình dạng xác định.
- Nước: Có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.
- Hơi nước: Không có thể tích và hình dạng xác định.
- Đọc SGK và trả lời:
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. Giữa các phân tử có khoảng cách.
+ Các phân tử chuyển động không ngừng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nhắc lại được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
- So sánh được các thể khí, lỏng, rắn.
2. Kĩ năng: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và phương pháp mô hình ở các mặt sau:
- Xây dựng mô hình cấu trúc vật chất.
- Vận dụng mô hình cấu trúc vật chất để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, lỏng, rắn.
- Làm được một số thí nghiệm đơn giản để kiểm tra tính chân thực của mô hình cấu tạo chất.
3. Thái độ: Học tập tích cực, chủ động, có niềm tin vào tri thức Vật lí. Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận chính xác và có tinh thần hợp tác, đoàn kết trong học tập, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Các thí nghiệm ảo mô hình cấu tạo chất của thể rắn, lỏng, khí…
- Tranh vẽ và thí nghiệm ảo về lực tương tác phân tử.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về cấu tạo chất đã được học ở trung học cơ sở.
III. Phương pháp nhận thức Vật lí: Phương pháp quan sát, phương pháp mô hình.
Phương pháp quan sát khi nghiên cứu: Cấu tạo chất.
Phương pháp mô hình khi nghiên cứu: Lực tương tác phân tử.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
Đặt vấn đề:
+ Ở phần Cơ học chúng ta đã nghiên cứu các kiến thức liên quan đến chuyển động và tương tác của các vật thể vĩ mô. Những chuyển động và tương tác của các vật thể vĩ mô này do các định luật Niu Tơn và các định luật bảo toàn chi phối.
+ Ở lớp 8 ta đã biết vật chất được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử riêng biệt. Trong tự nhiên có rất nhiều các hiện tượng liên quan đến chuyển động và tương tác giữa các phân tử. Nhiệt học là 1 phần của vật lý có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện tượng này.
+ Các em hãy quan sát hình ảnh phóng vệ tinh Vinasat1 (Chiếu video về việc phóng vệ tinh nhân tạo Vinasat 1). Đây là hình ảnh phóng thành công vệ tinh nhân tạo Vinasat 1 vào tháng 4/2008, một ứng dụng kiến thức nhiệt học vào cuộc sống. Việc phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của ngành viễn thông góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về chất khí và các tính chất của chúng.
Hoạt động 1: hiểu về cấu tạo chất.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Đưa ra 1 cục nước đá, 1 cốc nước và 1 phích nước nóng được mở nắp cho hơi bay ra.
Nước đá, nước, hơi nước đều có công thức hóa học là H2O. Vậy tại sao chúng lại rất khác nhau? Hãy mô tả sự khác nhau này?
Tại sao lại có những hiện tượng trên? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó.
Các em hãy nhắc lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất?
Chiếu Slides (Ảnh chụp các nguyên tử Silic qua kính hiển vi điện tử hiện đại): Đây là ảnh chụp các nguyên tử Silic qua kính hiển vi điện tử hiện đại. Ta có thể nhìn thấy rõ các phân tử và khoảng cách giữa chúng qua hình ảnh đã được phóng đại lên rất nhiều lần. Kích thước và khối lượng của các phân tử là vô cùng nhỏ bé. GV lấy ví dụ về kích thước và khối lượng phân tử nước.
- Để hình dung sự nhỏ bé của phân tử ta dùng phép so sánh sau (Đưa ra quả cam thật): kích thước và khối lượng quả cam so với kích thước và khối lượng trái đất thế nào thì kích thước và khối lượng phân tử so với kích thước, khối lượng quả cam như thế.
Cá nhân suy nghĩ, trả lời:
- Nước đá: Có thể tích và hình dạng xác định.
- Nước: Có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.
- Hơi nước: Không có thể tích và hình dạng xác định.
- Đọc SGK và trả lời:
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. Giữa các phân tử có khoảng cách.
+ Các phân tử chuyển động không ngừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quý Đức
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)