Giáo án chủ điểm thực vật

Chia sẻ bởi Võ Thị Vinh | Ngày 05/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: giáo án chủ điểm thực vật thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thời gian thực hiện 4 tuần từ ngày 13/1 đến 14 tháng 2 năm 2014

I/ MỤC TIÊUPHÁT TRIỂN.
1/Phát triển thể chất:
* Giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ:
- Biết được giá trị của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật rất tốt với sức khoẻ con người. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống( ăn quả được rửa rạch, gọt vỏ, thức ăn chin đã được chế biến..).
* Thể dục:
- Phát triển sự khéo léo của các cơ tay, cơ chân qua hoạt động, tập làm quen những món ăn, chăm sóc cây xanh, cây rau, cắt, dán.
- Thực hiện thành thạo một số vận động như chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian, đi, nhảy, ném, bắt, bật, tung
-Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu
- Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
- Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày
- Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm.
- Ném bóng và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x0,25m x 0,35m)
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian
- Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Kể được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
- Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm
2/ Phát triển nhận thức:
- Hiểu được qúa trình phát triển của cây từ hạt, phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống như nước, ánh sáng, đất, không khí...
- Biết rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt khi ăn một số loại quả
- Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số cây, hoa, quả. Biết cách phân loại một số loại rau ăn lá, ăn củ, hoa, quả theo 2- 3 dấu hiệu
- Biết phân loại, phân biệt cây theo loài, nơi sống và sự phân bố của cây
- Nhận biết được số lượng chữ số trong phạm vi 7, phạm vi 8.
- Thích khám phá các hiện tượng xung quanh
- Nhận biết không khí, cây cối, hoa quả, các món ăn trong ngày tết nguyên đán
- Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10
- Phân biệt được ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày
- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân, kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau.
- Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên.
- Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.
- Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ
- Hay đặt câu hỏi
- Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.
- Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.
3/ Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng vốn từ của mình để nói lên những điều trẻ quan sát được trong thiên nhiên và trong vườn trường.
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, ca dao, thơ, đồng giao
- Thể hiện kể chuyện theo tranh
- Thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh
- Biết sử dụng lời nói trả lời các câu hỏi theo nhu cầu?
- Nhận biết và phát âm được một số chữ cái h, k, p, q, trong tiếng và từ chỉ tên các loại cây, hoa, rau, quả...
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi
- Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày
- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)