Giáo án chồi DK

Chia sẻ bởi Bùi Yến Nhi | Ngày 05/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Giáo án chồi DK thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CÀ MAU
TRƯỜNG MẦM NON DẦU KHÍ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




BIÊN BẢN THẢO LUẬN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

I/ Thời gian: 13 giờ , ngày 07/01/2017
II/ Địa điểm: Văn phòng trường.
III/ Thành phần tham dự:
- Bà Trần Thị Anh Thư – Hiệu trưởng
- Bà Mã Thị Thùy Linh – Phó hiệu trưởng
- Cùng tất cả giáo viên tham dự.
IV/ Nội dung:
1. Cô Nguyễn Mỹ Xuyên báo cáo tóm tắt nội dung MN17 Lập kế hoạch giáo dục trẻ 24-36 tháng.
2. Thảo luận:
* Mục tiêu
Cách lập kế hoạch giáo dục trẻ 3- 36 tháng: các loại kế hoạch giáo dục trẻ 3- 36 tháng; cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ 3-36 tháng: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện giáo dục, xác định thời gian, không gian thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch và thực hành lập kế hoạch giáo dục trẻ 3- 36 tháng. Hướng dẫn giáo viên mầm non lập được kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần, ngày theo chương trình giáo dục mầm non
* Nội dung:
a. Các loại kế hoạch giáo dục trẻ 3- 36 tháng
* Kế hoạch dài hạn:
- Kế hoạch năm: Là kế hoạch giáo dục bao trùm lên cả 1 năm học gồm mục tiêu, nội dung, các sự kiện được thực hiện trong 1 năm học.
- Kế hoạch tháng/kế hoạch chủ đề: Là một phần của kế hoạch giáo dục năm học. Kế hoạch chủ đề gồm mục tiêu, các nội dung giáo dục và dự kiến hoạt động giáo dục cho từng nội dung giáo dục theo chủ đề.
* Kế hoạch ngắn hạn:
Kế hoạch tuần: Là những dự kiến hoạt động giáo dục của một tuần nhằm chuyển tải các nội dung giáo dục, được sắp xếp phù hợp vào các thời điểm chế độ sinh hoạt ngày của trẻ mẫu giáo trong tuần.
Kế hoạch ngày: Là một phần của kế hoạch tuần bao gồm các hoạt động giáo dục cụ thể được thực hiện trong ngày.
b. Cách xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ 3-36 tháng: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện giáo dục, xác định thời gian, không gian thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
Để lập được kế hoạch giáo dục, giáo viên cần nắm vững:
Chương trình giáo dục mầm non (Phần nhà trẻ): Nội dung chương trình được xây dựng theo các lĩnh vực, theo từng độ tuổi. Giáo viên cần cụ thể hóa những nội dung này.
Điều kiện thực tế của nhóm/lớp:
+ Sự phát triển của từng trẻ trong nhóm: Sự phát triển của trẻ lứa tuổi nhà trẻ rất khác nhau, cho nên khi lập kế hoạch giáo dục giáo viên phải nắm rõ sự phát triển của từng trẻ trong nhóm.
+ Số lượng trẻ/ giáo viên, số lượng trẻ/nhóm.
+ Cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi.
Điều kiện vùng, miền và thực tế của địa phương.
Các yêu cầu về lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 – 12 tháng tuổi:
Ở trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi, trong thời gian trẻ thức, ngoài việc cho trẻ ăn, chăm sóc vệ sinh, giáo viên cần quan tâm đến việc tổ chức cho trẻ hoạt động luyện tập, vui chơi theo kế hoạch. Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ trong nhà trẻ, ở mỗi tháng tuổi cần có những yêu cầu và nội dung khác nhau.
Với trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi, ở mỗi tháng tuổi có sự khác biệt nhau khá rõ rệt về khả năng vận động, phát triển các giác quan, khả năng nghe hiểu lời nói và khả năng thể hiện mối quan hệ xã hội. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch giáo dục cần:
Lập kế hoạch giáo dục không chỉ chú ý đến nội dung giáo dục theo tháng tuổi mà đặt biệt cần chú ý đến khả năng phát triển tâm vận động của từng trẻ.
Kế hoạch giáo dục phải có đầy đủ các nội dung giáo dục phát triển 4 lĩnh vực và được thể hiện trong thời gian chơi – tập có chủ định và chơi – tập ở mọi lúc, mọi nơi.
Kế hoạch giáo dục chơi – tập cho trẻ 3 – 12 tháng tuổi được xây dựng theo kế hoạch cho từng nhóm trẻ có cùng độ tuổi. Nghĩa là mỗi nhóm trẻ cùng tháng tuổi sẽ sẽ có chương trình hoạt động riêng do giáo viên lựa chọn, phù hợp với kinh nghiệm mà trẻ đã có và tiến hành hằng ngày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Yến Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)