Giáo án chính trị 8/10 - học phần 1

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: giáo án chính trị 8/10 - học phần 1 thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

TIẾT 29-32 Giáo án số 8 (Số tiết: 4)

Ngày dạy: tháng năm 2011


Bài 7: CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Mục đích:
Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về bản chất con người, nhân cách, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, tập thể
Yêu cầu:
Kiến thức: - Nhận biết được kiến thức cơ bản về bản chất con người, khái niệm và cấu trúc của nhân cách, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội,
tập thể
- Hiểu mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội.
Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức.
Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong việc học tập, quan hệ của cá nhân với tập thể lớp, gia đình và xã hội
I. ỔN ĐỊNH LỚP: 01 phút; Số học sinh vắng ………. Tên HS vắng ………………………………………………………....
Nhắc nhở học sinh ……………………………………………………………………………….
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: 04 phút
Câu hỏi kiểm tra:. Phân tích khái niệm và vai trò của gia đình; những đặc trưng cơ bản của gia đình mới xã hội chủ nghĩa là gì?

Tên học sinh





Điểm






III. GIẢNG BÀI MỚI: 168 phút
Đồ dùng dạy học: Sách giáo trình, giáo án, máy chiếu
Nội dung, phương pháp

NỘI DUNG GIẢNG DẠY
THỜI
GIAN
(PHÚT)
PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH




Hoạt động của GV
Hoạt động của HS



I. BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1. Khái niệm về con người
Từ góc độ triết học thì: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội.
Con người là một thực thể sinh học thể hiện:
+ Cơ thể con người có nguồn gốc sinh học và chịu sự quy định bởi những quy luật sinh học để tồn tại, phát triển.
+ Về mặt này, giữa các các nhân không có sự giống nhau về thể lực và trí lực.

Con người là một thực thể xã hội thể hiện:
+ Con người có nguồn gốc xã hội (lao động và ngôn ngữ) và bị chia phối bổi quy luật xã hội.
+ Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động SX
Trong hai mặt nói trên thì mặt sinh học là điều kiện cần, mặt xã hội là điều kiện đủ.
2. Bản chất con người
- Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng, bản chất con người do những lực lượng siêu tự nhiên chi phối như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”
- Các loại chủ nghĩa duy vật: siêu hình, máy móc, tầm thường, nhân bản… tuyệt đối hoá mặt này hay mặt kia.
Khắc phục những khiếm khuyết của các quan điểm trên đây, C.Mác cho: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của các cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”
II. NHÂN CÁCH
1. Khái niệm và cấu trúc nhân cách
a. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là tổ hợp thái độ, thuộc tính riêng trong quá trình hoạt động của từng người với tự nhiên, xã hội và bản thân.
Khái niệm trên nhấn mạnh mặt hành động, nghĩa là nhân cách con người chỉ bộc lộ trong hành động, thông qua các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và bản thân.
Nhân cách nói lên bản sắc độc đáo, riêng biệt của cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của cá nhân.
b. Cấu trúc của nhân cách
Nhân cách không phải là bẩm sinh, nó được hình thành và phát triển với cấu trúc
- Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan của cá nhân
- Cái bên trong của nhân cách là những năng lực, phẩm chất xã hội của cá nhân.
- Cái sâu kín và nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn con người, là thế giới nội tâm có thể thúc đẩy hay kiềm chế hành vi của con người.
2. Những tiền đề và quá trình hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Những tiền đề
- Tiền đề vật chất, trước hết nhân cách phải dựa trên cơ sở sinh học:
- Tiền đề tư tưởng và giáo dục:

b. Quá trình hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Diễn ra theo một quá trình, suốt cả đời người.
- Đương nhiên, trong quá trình đó có những thời kỳ quan trọng hơn (theo quan điểm của các nhà tâm lý - nhân cách thì thời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)