Giáo án chính trị 7/10 - học phần 1

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: giáo án chính trị 7/10 - học phần 1 thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

TIẾT 25-28 Giáo án số 7 (Số tiết: 4)
Ngày dạy: tháng năm 2011

Bài 6 (Tiếp theo) CẤU TRÚC XÃ HỘI GIAI CẤP VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI

Mục đích:
Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về giai cấp và đấu tranh giai cấp; Nhà nước; dân tộc và mối quan hệ dân tộc; gia đình.
Yêu cầu:
Kiến thức: - Nhận biết được nội dung cơ bản về giai cấp và đấu tranh giai cấp; Nhà nước; dân tộc và mối quan hệ dân tộc; gia đình.
Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức, phân tích, lý giải sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tầm quan trọng của gia đình, vai trò trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội.
Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
I. ỔN ĐỊNH LỚP: 01 phút; Số học sinh vắng ………. Tên HS vắng ………………………………………………………...........
Nhắc nhở học sinh …………………………………………………………………………………….

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: 04 phút
Câu hỏi kiểm tra:. Nội dung quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới?

Tên học sinh





Điểm






III. GIẢNG BÀI MỚI: 168 phút
Đồ dùng dạy học: Sách giáo trình, giáo án, máy chiếu
Nội dung, phương pháp
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
THỜI GIAN
(PHÚT)
PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH




Hoạt động của GV
Hoạt động của HS









II. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
1. Vấn đề giai cấp
a. Định nghĩa giai cấp
V.I.Lênin nêu ra định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống SX xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”.
b. Đặc trưng giai cấp
Bốn đặc trưng cơ bản của giai cấp:
Thứ nhất, giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định.
Thứ hai, các giai cấp khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất. Đây là sự khác nhau cơ bản nhất.
Thứ ba, các giai cấp khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội xã hội.
Thứ tư, các giai cấp khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.
c. Kết cấu giai cấp
- Hai giai cấp cơ bản.
- Các giai cấp không cơ bản.
Các giai cấp có sự biến đổi. Trong sự biến đổi ấy, sẽ có một bộ phận không phải giai cấp bóc lột vươn lên làm giàu và có thể trở thành giai cấp bóc lột, một bộ phận người giàu có thể bị nghèo đi và có thể bị phá sản.
Nghiên cứu kết cấu giai cấp cho ta hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của mỗi giai cấp.
2. Vấn đề đấu tranh giai cấp
a. Định nghĩa đấu tranh giai cấp.
V.I.Lênin định nghĩa: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người tư sản hay giai cấp tư sản”.
Đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa các tập đoàn người mà lợi ích cơ bản của họ đối lập, không thể dung hoà.
b. Vai trò của đấu tranh giai cấp
Là một trong những động lực phát triển. Thể hiện ở các khía cạnh sau
- Đấu tranh giai cấp tới đỉnh cao dẫn tới cách mạng xã hội, thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái mới.
- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển các mặt đời sống xã hội.
- Đấu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)