Giáo án chính trị 6/10 - học phần 2

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: giáo án chính trị 6/10 - học phần 2 thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

TIẾT 66-69 Giáo án số16 (Số tiết: 4)

Ngày soạn: tháng năm 2012
Ngày dạy: tháng năm 2012

Bài 14 (Tiếp theo). ĐƯỜNG LỐI VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ

Mục đích:
Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu:
Kiến thức: - Nhận biết được nội dung cơ bản đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức, phân tích, lý giải các vấn đề liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

I. ỔN ĐỊNH LỚP: 01 phút; Số học sinh vắng ………. Tên HS vắng ………………………………………………………....
Nhắc nhở học sinh ……………………………………………………………………………….

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: 04 phút
Câu hỏi kiểm tra:. - Trình bày nội dung cơ bản của TTHCM về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN ở Việt Nam?
- Học tập tư tưởng HCM như thế nào để mang lại hiệu quả tốt

Tên học sinh





Điểm






III. GIẢNG BÀI MỚI: 168 phút
Đồ dùng dạy học: Sách giáo trình, giáo án, máy chiếu
Nội dung, phương pháp

NỘI DUNG GIẢNG DẠY
THỜI GIAN
(PHÚT)
PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH




Hoạt động của GV
Hoạt động của HS










I. SỞ HỮU VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ
3. Chủ trương và chính sách phát triển các thành phần kinh tế
a. Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng các thành phần kinh tế
Cần:
- Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
- Chủ động đổi mới.
-Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Giữ vững độc lập chủ quyền.
b. Chính sách đối với từng thành phần kinh tế
b.1. Thành phần kinh tế nhà nước:
Thực hiện “Sắp xếp đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước”.
Đào tạo đội ngũ quản lý giỏi.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Tập trung phát triển những ngành, những lĩnh vực trọng
Triển khai tích cực, vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước
b.2. Kinh tế tập thể:
Tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ.
b.3. Kinh tế tư nhân
Cá thể, tiểu chủ:
Giúp đỡ về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường
Tư bản tư nhân:
Xóa bỏ định kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này.
Tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật.
b.4. Kinh tế tư bản nhà nước:
Nâng cao năng lực quản lý để thu hút vốn nước ngoài.
b.5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Hoàn thiện môi trường pháp lý, thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài.
II. ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
1. Tính tất yếu, tác dụng của công nghiệp hóa
a. Khái niệm
Công nghiệp hóa: là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội.
=> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là:
+ Gắn liền với nhau, gắn với phát triển kinh tế tri thức
+ Vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước.
+ Là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế.
+ Theo xu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)