Giáo án chính trị 3/10 - học phần 2

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: giáo án chính trị 3/10 - học phần 2 thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

TIẾT 54-57 Giáo án số 13 (Số tiết: 4)

Ngày soạn: tháng năm 2012
Ngày dạy: tháng năm 2012

Bài 11 (Tiếp theo): CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Mục đích:
Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về công cuộc đổi mới.
Yêu cầu:
Kiến thức: - Nhận biết được tại sao phải đổi mới xây dựng CNXH, quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức để bản thân nổ lực xây dựng đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Chống lại những luận điểm xuyên tạc nhằm lật đổ chế độ XHCN ở nước ta
Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

I. ỔN ĐỊNH LỚP: 01 phút; Số học sinh vắng ………. Tên HS vắng ………………………………………………………....
Nhắc nhở học sinh ……………………………………………………………………………….
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: 04 phút
Câu hỏi kiểm tra:
1. Trình bày những mặt đóng góp và hậu quả của CNTB đối với nhân loại ? CNTB có phải là tương lai của nhân loại không ?
2. Trình bày tính tất yếu đi lên CNXH ?

Tên học sinh





Điểm






III. GIẢNG BÀI MỚI: 168 phút
Đồ dùng dạy học: Sách giáo trình, giáo án, máy chiếu
Nội dung, phương pháp

NỘI DUNG GIẢNG DẠY
THỜI
GIAN
(PHÚT)
PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH




Hoạt động của GV
Hoạt động của HS


II. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2. Tình hình đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa
Từ tính tất yếu phải đổi mới trong quá trình xây dựng CNXH, nhiều nước đã đổi mới (cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu), cải cách (Trung Quốc) và đổi mới (Việt Nam).
Đến cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ để khắc phục những khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Song, do nhiều sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính trị có tính nguyên tắc ở thời kỳ cải tổ, nên đã không cứu vãn được khủng hoảng đó.
Công cuộc cải tổ thất bại. Chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào.
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp sau đây:
Một là, trong cải tổ Đảng cộng sản đã mắc sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, tinh vi thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.
Bài học: Từ thực tiễn xây dựng và quá trình đổi mới có thể rút ra một số bài học trong đấu tranh để phục hồi và phát triển chủ nghĩa xã hội:
- Về lý luận và hệ tư tưởng: phải thấm nhuần sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước.
- Về xây dựng Đảng: phải làm cho Đảng Cộng sản luôn luôn xứng đáng là một đảng cách mạng chân chính, vững mạnh.
- Về xây dựng nhà nước: xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân.
- Về kinh tế - văn hoá: xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá theo đúng quy luật khách quan.
- Về đoàn kết toàn dân: phải không ngừng chăm lo và phát triển mọi mặt cho khối đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức.
3. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã gặp không ít khó khăn và khuyết điểm, để lại hậu quả nặng nề. Nền kinh tế - xã hội lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc. Đảng ta đã tự phê bình và đề ra đường lối đổi mới để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VI (1986) là cột mốc lịch sử quan trọng. Đại hội khởi xướng công cuộc đổi mới và đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong quá trình đổi mới:
- Một là, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta.
- Hai là, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
- Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.
- Bốn là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Năm là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)