Giáo án CD 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Linh | Ngày 26/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Giáo án CD 11 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Soạn :11/9/2007
Bài 1 CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giảng :
Tiết PPCT: 1 Số tiết của bài : 2

I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sx của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
* Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
2 Về kỹ năng Phân biệt được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất trong cuộc sống.
3 Về thái độ Biết quý trọng tài sản, của cải của gia đình và xã hội.
II Nội dung
* Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
* Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất : Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong
đó sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.
III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện Sơ đồ về các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất
Sơ đồ về mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ Giới thiệu khái quát môn học
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thông minh, sáng tạo với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, dân tộc ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước ta giàu mạnh.
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS
Nội dung chính của bài học

HĐ1: Đơn vị kiến thức :
vai trò của sản xuất của cải vật chất
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các câu hỏi sau :
* Em hiểu thế nào là của cải vật chất ? Cho
ví dụ những của cải vật chất trong thực tế
mà em thường gặp.
* Thế nào là sản xuất của cải vật chất ?
Cho ví dụ ?
* Tại sao nói : Sản xuất của cải vật chất là
cơ sở của đời sống xã hội ?
* Sản xuất của cải vật chất có phải là hoạt
động trung tâm của xã hội loài người hay
không ? Vì sao như vậy ?
HĐ2 Đơn vị kiến thức :
Sức lao động và đối tượng lao động
GV trình bày 2 sơ đồ đã chuẩn bị trên bảng sau đó GV chia HS làm 2 nhóm rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau :
* Để thực hiện quá trình lao động sản xuất , cần phải có những yếu tố cơ bản nào ?
Trình bày khái niệm sức lao động, lao động ?


* Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực ?
* Đối tượng lao động là gì ? Có mấy loại ?
Cho ví dụ minh hoạ.
* Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là đối tượng lao động không ? Vì sao ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
các kiến thức
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản

HĐ3: Đơn vị kiến thức : Tư liệu lao động
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các câu hỏi sau :
* Tư liệu lao động là gì ?
* Tư liệu lao động được chia thành mấy loại ?
Nêu nội dung cụ thể ?

* Tư liệu lao động được cấu thành bởi những
yếu tố nào ?

* Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động
thì yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?



* Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố nào ?

* Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh vấn đề nào của con người ?

* GV chốt lại các kiến thức cơ bản


I Vai trò của sản xuất của cải vật chất.

1 Sản xuất của cải vật chất là gì ?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các
yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của mình.

2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất .
* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển
của xã hội loài người, là quan điểm duy vật lịch sử.
* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để xem xét và giải
quyết các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong xã hội.


II Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản : Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
1 Sức lao động
a. Sức lao động : là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

b. Lao động : là hoạt động có mục đích , có ý thức của con
người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên
cho phù hợp với nhu cầu của con người.

c. sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
2 Đối tượng lao động.
a. Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao
động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho
phù hợp với mục đích của con người.
b. Có 2 loại đối tượng lao động :
* Loại có sẵn trong tự nhiên như : Các nguồn tài nguyên....
* Loại đã trãi qua tác động của lao động, được cải biến ít
nhiều như : Sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy ....
gọi là nguyên liệu.
3 Tư liệu lao động
a. Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm
nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối
tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.

b. Tư liệu lao động được chia thành ba loại :
* Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như : Cày, cuốc,
máy móc ......
* Hệ thống bình chứa của sản xuất như : ống, thùng, hộp ....
* Kết cấu hạ tầng của sản xuất như : đường giao thông, bến
cảng, sân bay, nhà ga,.......
c. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ
lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nó là một trong
những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế.

Lưu ý

* Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành
tư liệu sản xuất. Vì vậy, quá trình lao động sản xuất là sự
kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.

* Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quyết định nhất. Suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.


4 Củng cố :
Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ về các yếu tố hợp thành của sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, quá trình lao động sản xuất: đồng thời, tất cả các HS cùng tham gia đánh giá, bổ sung và phát biểu về tầm quan trọng của các vấn đề trên.
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần còn lại của bài :
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :
1. Sản xuất của cải vật chất là gì ? Tại sao nói sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ?
2. Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất ?



Soạn :11/9/2007
Bài 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (tt )

Giảng :
Tiết PPCT: 2 Số tiết của bài : 2

I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được thế nào là phát triển kinh tế
* Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2 Về kỹ năng Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
3 Về thái độ
* Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
* Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
II Nội dung Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)