Giáo án cả năm

Chia sẻ bởi Lê Xuân Hùng | Ngày 26/04/2019 | 186

Chia sẻ tài liệu: Giáo án cả năm thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Tiết thứ PPCT: 1- 2 Ngày soạn: 24/08/2017
PHẦN THỨ NHẤT
CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC

Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 1)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:Học xong bài 1 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của Triết học,
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
2. Về kĩ năng:
- Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
- Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự nhận thức tìm hiểu khái niệm triết học, thế giới quan và phương pháp luận,
- Năng lực giải quyết vấn đề làm rõ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
- Năng lực tư duy phê phán những quan niệm duy tâm.
II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 10, Tình huống GDCD 10, Bài tập trắc nghiệm GDCD 10,
- Tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu có liên quan nội dung bài học,
2. Học sinh:SGK, vở viết, giấy khổ to.
III/PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC :
1. Thảo luận nhóm,
2. Động não,
3. Xử lý tình huống,
4. Giải quyết vấn đề,
5. Trình bày 1 phút.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động: ( 5 phút)
Trước hết GV làm quen với lớp thông qua lớp trưởng, BCS lớp, kiểm tra sách vở ghi chép của HS. Giáo viên giới thiệu về môn học và tiến hành vào bài dạy.
Gv : đặt câu hỏi; Theo em, các môn khoa học có những điểm gì khác nhau? Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì?
HS trả lời:
GV nhận xét, bổ sung và vào bàil. Trong cuộc sống của chúng ta hằng ngày phải đối mặt với nhiều hoạt động, nhiều vấn đề, đòi hỏi con người phải nhận thức và giải quyết nó. Song, bằng kinh nghiệm sẳn có của con người thì chưa đủ. Triết học ra đời, đây là môn khoa học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức đó, mà theo C. Mác cho rằng: “Không có Triết học sẽ không thể tiến lên phía trước được”. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này ở bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
2.Hoạt động hình thành kiến thức.(20 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đối tượng nghiên cứu và vai trò của Triết học(8 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho ta tri thức ấy.
Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Triết học Mác-Lênin là giai đoạn phát triển cao, tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một khoa học.Để biết được Triết học trang bị những gì và đóng vai trò như thế nào chúng ta vào mục 1.
HS: Lắng nghe
GV: Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Em hãy nêu các môn KHTN và KHXH mà em đã học, đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học đó?
HS trả lời:
GV kết luận: Mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. ( GV ghi mỗi lĩnh vực khoa khọc 1 vd lên bảng)
GV: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì?
HS trả lời:
GV: Triết học nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới
Triết học là một trong những môn khoa học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn, là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Vậy Triết học là gì?
HS trả lời :
GV: Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận của khoa học. Do đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người. Vậy triết học có vai trò gì 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)