Giáo án cả năm

Chia sẻ bởi nguyễn văn thủy | Ngày 26/04/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: Giáo án cả năm thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày 16/ 8/ 2018.
Tiết 1- Tuần 1
Bài 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức : Giúp học sinh nêu được khái niệm , bản chất của pháp luật
2.Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh.
3 Thái độ : Có ý thức tôn trọng pháp luật
II.CHUẨN BỊ: SGK, sách tham khảo , một số bộ luật, tình huống GDCD
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: GV phổ biến nội quy môn học , giờ học....
3. Bài mới
Mọi xã hội, muốn ổn định đều phải được quản lý bằng pháp luật .Tuy nhiên mỗi chế độ lại có những cách thức quản lý khác nhau.ở mỗi thời kỳ khác nhau luật pháp luôn luôn được thay đổi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thời kỳ đó . Vậy pháp luật là gì?Pháp luật có những đặc trưng gì bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nghiên cứu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: cho học sinh tìm hiểu khái niệm pháp luật
Giáo viên đưa ra một số quy định trong Hiến pháp (1992) và Luật Hôn nhân gia đình của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu, thảo luận các điều luật được trích dẫn ở trên để trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội?(Đó là những quy tắc xử sự chung của tất cả mọi người hay chỉ là những quy tắc xử sự riêng của một số cá nhân?)
Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
Nhóm 3: Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật?Pháp luật được xây dựng, ban hành nhằm mục đích gì?
Nhóm 4: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế?Chủ thể đó dựa vào đâu để ban hành pháp luật và bảo đảm để pháp luật được thực hiện trong thực tế?
GV gọi đại diện các nhóm trình bày
Giáo viên phân tích thêm những câu trả lời của học sinh, minh hoạ bằng những điều luật cụ thể để giúp học sinh đi đến kết luận.
Từ những gợi ý trên em hãy rút ra khái niệm pháp luật?
GV phân tích và làm rõ khái niệm pháp luật.
Hoạt động 2: Cho học sinh tìm hiểu các đặc trưng của pháp luật
Em hãy lấy ví dụ về việc thực hiện pháp luật và giải thích rõ trong trường hợp đó pháp luật mang đặc trưng gì? Vì sao?
GV gọi HS trả lời
GV nhận xét và chiếu nội dung các đặc trưng của pháp luật
GV tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, luật phòng chống tác hại của thuốc lá, luật phòng chống tệ nạn ma túy….
GV lấy thêm ví dụ và phân tích các đặc trưng của pháp luật trong cùng một ví dụ để củng cố nội dung hoạt động 1
Luật hôn nhân và gia đình
+ND: Nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu
-> Quy tắc xử sự chung phổ biến toàn XH
-> Phù hợp với đường lối , mục tiêu PT của XH Việt Nam dân chủ văn minh, tiến bộ
+ Hình thức: Thể hiện ở các quy tắc cụ thể : Kết hôn tự nguyện , 1 vợ , 1 chồng ..... các điều khoản này thống nhất trong cac văn bản luật như: hiến pháp, Luật HN&GĐ, luật hình sự, luật dân sự
+ Tính hiệu lực bắt buộc : Bắt buộc mọi người phải thực hiện















HS thảo luận theo nhóm

















Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi



HS nêu khái niệm pháp luật






HS lấy ví dụ và giải thích

HS ghi bài vào vở
I. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT
a. Pháp luật là gì?































- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
b. Các đặc trưng của pháp luật

- PL có tính quy phạm phổ biến
+ PL là những quy tắc xử sự chung
+ PL được áp dụng nhiều lần , ở nhiều nơi với tất cả mọi người, mọi lĩnh vực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn văn thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)