Giáo án cả năm

Chia sẻ bởi Lê Hằng | Ngày 26/04/2019 | 207

Chia sẻ tài liệu: Giáo án cả năm thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : 19 /10 / 2016


BUỔI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG


I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là pháp luật, đặc trưng của pháp luật
- Hiểu được bản chất của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
2. Kĩ năng
- Đánh giá đúng hành vi xử sự của mình và những người xung quanh theo chuẩn mực đạo đức.
3. Thái độ.
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Phương tiện dạy học
- SGK, chuẩn kiến thức kỉ năng GDCD 12, bài tập tình huống GDCD 12
- Hiến pháp 2013
- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến bài giảng.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Dạy bài mới.
Vai trò của pháp luật
Khái niệm pháp luật.
Pháp luật là gì.
Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức đó vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh, kể cả bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Các quy tắc xử sự chung đó chính là nội dung của pháp luật, là các chuẩn mực về những việc được làm, phải làm và những việc không được làm.
Với sự phân tích trên chúng ta hiểu pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.
Câu hỏi: Pháp luật bao gồm những nội dung nào?
Các chuẩn mực về đời sống tinh thần

Quy định các hành vi không được làm.
Quy định các bổn phận của công dân
Các quy tắc xử sự ( việc được làm, phải làm, không được làm)
Các đặc trưng của pháp luật.
Đặc trưng của pháp luật được thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung và tính xá định chặt chẽ về mặt hình thức.
Đặc trưng thứ nhất, PL có tính quy phạm phổ biến.
Quy phạm phổ biến của pháp luật đứợc biểu hiện ở chỗ đó là hệ thống quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.
Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành quy phạm pháp luật. Tính quy phạm phổ biến này làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kỳ ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
Câu hỏi: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật làm nên:
Chức năng bảo đảm an ninh chính trị xã hội C. Tính quyền lực của pháp luật
Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật D. Tất cả đều sai.

- Đặc trưng thứ 2, pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung
Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bắt buộc buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm đều bị xử lí nghiêm minh teo đúng quy định của PL . Đây là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức. Những người xử sự không đúng với quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả cưỡng chế để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật của họ gây nên.
Ví dụ: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông thì bị xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Câu hỏi: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung C. Pháp luật có tính bắt buộc chung
Pháp luật có tính quyền lực D. Pháp luật có tính quy phạm

- Đặc trưng thứ 3, PL có Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các văn bản này được gọi là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản này đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy định của pháp luật
+ Thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước được quy định trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)