Giáo án cả năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến | Ngày 25/04/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: Giáo án cả năm thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

HKII
Chương III: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
- Có khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
Kĩ năng:
Hiểu và nắm được một số quy ước trong soạn thảo văn bản.
Làm quen và bước đầu học thuộc 1 trong 2 cách gõ văn vản.
Thái độ:
– Rèn các đức tính: cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp, tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh




1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
Đặt vấn đề: GV nêu ra một số vấn đề về soạn thảo văn bản cho HS thảo luận.
H. Nêu một số công việc liên quan đến soạn thảo văn bản?

H. So sánh việc soạn thảo bằng máy tính với việc soạn thảo bằng phương tiện truyền thống?

Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến.

Đ. Làm thông báo, báo cáo, đơn từ, viết bài trên lớp, ….

Đ. PP truyền thống:
– gắn liền soạn thảo và trình bày
– lưu trữ cồng kềnh

a. Nhập và lưu trữ văn bản.
– Soạn thảo văn bản nhanh
– Có thể lưu trữ lại để tiếp tục hoàn thiện hay in ra giấy.
H. Cho biết một số thao tác soạn thảo trên máy tính nhanh hơn các phương tiện truyền thống?
Đ.
– tự động xuống dòng
– độc lập giữa soạn thảo và trình bày

b. Sửa đổi văn bản:
– Sửa đổi kí tự và từ
– Sửa đổi cấu trúc văn bản
H. Khi soạn thảo văn bản trên giấy ta thường có các thao tác sửa đổi nào?
Đ. Xoá, chèn, thay thế …

c. Trình bày văn bản.
( Khả năng định dạng kí tự
( Khả năng định dạng đoạn văn bản
( Khả năng định dạng trang văn bản

( Nhấn mạnh điểm mạnh của các hệ soạn thảo văn bản là có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp và đẹp mắt.

H. Cho biết các kiểu định dạng kí tự, đoạn văn bản, trang văn bản mà các em biết?

( GV giới thiệu một số văn bản trình bày đẹp, để học sinh tham khảo.







Đ.
( Định dạng kí tự:
+ Cỡ chữ, kiểu chữ,…
( Định dạng đoạn văn bản:
+ Vị trí lề trái, phải.
+ Căn lề, …
( Định dạng trang văn bản:
+ Hướng giấy
+ Tiêu đề trang, …

Hoạt động 2: Giới thiệu một số chức năng khác của hệ soạn thảo văn bản
d. Một số chức năng khác
– Tìm kiếm và thay thế.
– Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai.
– Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn và trang lẻ.
– Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt vào văn bản.
– Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, tìm từ đồng nghĩa, thống kê …
( GV giới thiệu thêm một số công cụ giúp tăng hiệu quả của việc soạn thảo văn bản.

H. Hãy nêu một số chức năng khác của hệ soạn thảo văn bản mà các em biết ?




Đ.
– Tìm kiếm và thay thế.
– Đánh số trang tự động.
– Kiểm tra chính tả.


Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học

( Nhấn mạnh:
– Một trong đặc trưng của hệ soạn thảo văn bản là độc lập giữa việc soạn thảo và trình bày văn bản.
– Khả năng lưu trữ để sau này có thể sửa chữa hoặc sử dụng lại.


4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1 SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)