Giáo án cả năm

Chia sẻ bởi Trung Học Cơ Sở Tân Thạnh | Ngày 10/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Giáo án cả năm thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:



Tuần 18 Ngày soạn:
Tiết 35


LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ


I/ Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
-Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử thời Ngô - Đinh –Tiền Lê-Lý – Trần – Hồ .
-Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt thời Ngô - Đinh –Tiền Lê-Lý- Trần- Hồ.
2/. Kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của thầy, cô.
3/. Tư tưởng:
Củng cố, nâng cao cho học sinh lòng yêu nước đất nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập.
II. Phương tiện dạy học:
GV giáo án
HS xem lại các bài
III .Tiến trình lên lớp
1. On định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ:
Câu 1: Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
- Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Câu 2: Học lịch sử để làm gì?
-Hiểu được cội nguồn dân tộc.
-Quý trọng những gì mình đang có.
-Biết ơn những người làm ra nó và trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Câu 3: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
-Tư liệu truyền miệng
-Tư liệu hiện vật (di tích và di vật)
-Tư liệu chữ viết.
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1: Tại sao phải xác định thời gian?
Việc xác định thời gian dựa vào hoạt động của Mặt Trời và Mặt trăng.
Câu 2: Người xưa dựa vào đâu để làm lịch?
Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng
Câu 3: Cách làm lịch Dương: theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 4: Cách làm lịch Âm: theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Câu 5: Thế giới đang sử dụng loại lịch chung đó là lịch nào? Lịch Dương
Câu 6: Cách tính thời gian theo Công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày(năm nhuận có thêm 1 ngày)
+ 10 năm: 1 thập kỷ
+ 100 năm: 1 thế kỷ.
+ 1000 năm: 1 thiên niên kỷ.
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1: Con người đã xuất hiện như thế nào?
-Người tối cổ xuất hiện khoảng 3-4 triệu năm trước.
-Sống theo bầy gồm vài chục người.
-Hái lượm và săn bắt.
-Sống trong hang động, mái lều.
-Biết ghè đẽo đá, làm công cụ.
-Tìm ra lửa và biết sử dụng lửa.
Câu 2.Người tinh khôn sống như thế nào?
-Cách đây khoảng 4 triệu năm
-Sống thành bầy theo thị tộc (cùng huyết thống).
-Biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, đồ trang sức.
Câu 3.Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
-Công cụ kim loại ra đời
- Sản xuất phát triển
- XH phân hóa thành kẻ giàu người nghèo
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG:
Câu 1.Các quốc gia cỗ đại phương Đông được hình thành ơ đâu và từ bao giờ?
- Hình thành vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN.
- Địa điểm:Ở Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc ngày nay trên lưu vực các con sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở TQ.
Câu 2.Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Có 3 tầng lớp cơ bản:
-Nông dân công xã: chiếm số đông, giữ vai tr chủ yếu trong sản xuất.
-Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
-Nô lệ: là những người hầu hạ, phục dòch cho quý tộc.Thn phận không khác gì con vật.
( nô lệ, dân nghèo nhiều lần nổi dậy (Lưỡng Hà 2300 Tr.CN, Ai Cập 1750 Tr.CN)
Câu 3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
-Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu:
-Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những ngươì có tội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)