Giáo án BVMT tham khảo

Chia sẻ bởi Trần Thị Phương Mai | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: giáo án BVMT tham khảo thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Sở GD&ĐT Quảng Nam Trường PTDT Nội Trú Phước Sơn - Giáo viên: Đoàn Văn Đồng - Năm học : 2010 - 2011.

CHÀO MỪNG

QUÍ THẦY CÔ GIÁO VỀ THAM GIA
LỚP TẬP HUẤN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THCS
A.NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
I. MÔI TRƯỜNG:
1.Khái niệm về môi trường:
(Theo điều 3 luật BVMT năm 2005) Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, vật chất nhân taọ bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Môi trường được phân thành 2 loại:
*Môi trường tự nhiên:
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng it nhiều chịu tác động của con người. Đó là rừng, núi, sông, biển, không khí, thực vật, đất, nước...
*Môi trường xã hội:
Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người.Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, qui định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định và tạo nên một sức mạnh tập thể thuận lợi cho mọi sự phát triển.
II. SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Khái niệm ô nhiễm môi trường:
(Theo luật BVMT 2005) Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần MT không phù hợp với tiêu chuẩn MT và gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật.
III. RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG:
1. Rừng ở Việt Nam
- 3/4 diện tích nước ta là núi đồi, thuận lợi cho rừng phát triển.
-Rừng nước ta khá đa dạng: rừng nguyên sinh, rừng tái sinh, rừng trồng, rừng ngập mặn, rừng ngập ngọt, rừng tràm...
2. Vai trò của rừng:
Giữ cho không khí trong lành, điều hòa biên độ nhiệt trong năm, điều tiết nước, chống xói mòn, phòng lũ, hạn chế sự hủy hoại của gió bão...
3. Sự hủy hoại rừng trong những năm qua:
- Diện tích rừng nước ta hiện nay còn dộ 12 triệu ha, độ che phủ đạt chừng 37%
-Trung bình mỗi năm có khoảng 8000- 9000 vụ phá rừng bị phát hiện.
- Diện tích thiệt hại ước từ 5000 ha-6000 ha/ năm.( chưa tính diện tích bị cháy)
- Rừng VN nói chung, rừng địa phương nói riêng đang bị trọc hóa từng giờ.
- Rừng nước ta thuộc vào loại bị tàn phá nhanh nhất.( đốt làm nương rẫy, lâm tặc, trồng cao su, cà phê, chè, nuôi tôm, lấy củi, hầm than...)
B. MỤC TIÊU GIÁO DỤC BVMT QUA MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTDTNT.
GD việc BVMT trong trường PTDTNT là một vấn đề vô cùng cấp thiết , bởi đại bộ phận gia đình các em đều sinh sống gần rừng hoặc chung sống với rừng. Việc GD này có các mục tiêu sau:
-Góp phần nâng cao nhận thức cho HS về vấn đề bảo vệ môi trường từ phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật.
- Môi trường không chỉ là mối quan tâm của các nhà khoa học mà còn trở thành đối tượng phản ánh và thể hiện của ngôn ngữ và văn học nghệ thuật. Từ phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật, các vấn đề môi trường sẽ được nhận thức cụ thể, sâu sắc mà cũng rất nhẹ nhàng, tinh tế.
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh
- Định hướng thái độ, cách ứng xử nhân văn trước các vấn đề về môi trường, có ý thức và trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường, quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, cộng đồng.
- Biết vận dụng những kinh nghiệm, bài học quí của các dân tộc trong việc bảo vệ môi trường để thực hiện hiệu quả việc bảo vệ môi trường vùng dân tộc thiểu số.
- Góp phần nâng cao năng lực cho HS cùng tham gia vào việc bảo vệ môi trường.
C. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC BVMT Ở TRƯỜNG THCS
* Nguyên tắc chung
a/ Chỉ tích hợp những bài có nội dung thực sự liên quan đến môi trường. Không tích hợp những bài ít liên quan hoặc không có liên quan đến môi trường.
b/ Đảm bảo đặc trưng môn học, không biến giờ học môn Ngữ văn thành giờ trình bày vấn đề môi trường. Việc khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện một cách tự nhiên, hợp lý để giờ học văn vẫn thể hiện đúng tính chất của nó.
c/ Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các vấn đề về bảo vệ môi trường cần được đưa vào trong bài dạy một cách hợp lý, phù hợp với kiến thức và phát huy tác dụng giáo dục HS
d/ Chia nhỏ, rải đều vấn đề bảo vệ môi trường vào trong bài dạy của các lớp. Mỗi bài chỉ thích hợp một khía cạnh nào đó về việc bảo vệ môi trường mà thôi.
e/ Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về bảo vệ môi trường, tổ chức nhiều hoạt động để lôi cuốn HS tham gia và nắm bắt các vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh.
g/ Khai thác kinh nghiệm của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường, tích cực sưu tầm kinh nghiệm, luật tục của các dân tộc và lựa chọn các kinh nghiệm phù hợp để xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho HS
D. CÁC MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
Trong quá trình dạy học, ta có thể áp dụng nhiều mức độ tích hợp, nhưng 3 mức độ sau đây là phổ biến hơn:
1/ Mức độ toàn phần:
Được thực hiện khi mục tiêu và nội dung bài học hoặc chương trình học hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội dung của việc giáo dục bảo vệ môi trường.
Ví dụ : Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá , Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
2/ Mức độ bộ phận:
Được thực hiện khi vấn đề môi trường đặt ra cụ thể hơn dưới dạng một hình ảnh, một vấn đề môi trường nào đó được phản ánh, đề cập bàn luận đến.
Ví dụ : Sông nước Cà Mau, Côn Sơn ca, Sống chết mặc bay, Hai cây phong, Rô –bin -sơn ngoài đảo hoang...
3/ Mức độ liên hệ:
Được thực hiện khi các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được nêu rõ trong SGK, nhưng thông qua nội dung kiến thức bài học có thể liên hệ với đời sống thực tế thì giáo viên cho HS liên hệ.
Ví dụ : Sự tích hồ Gươm, Cây tre Việt Nam, Lao xao, Sơn Tinh Thủy Tinh, Động Phong Nha...
E. CÁCH THỨC TÍCH HỢP
1/ Tích hợp trong phân môn tập làm văn:
Ở phân môn này, cách tích hợp tốt nhất là ra đề về vấn đề bảo vệ môi trường. Trên cơ sở này, giáo viên gợi ý cho HS về những nội dung cần giải quyết, hướng HS những vấn đề liên hệ , so sánh ... để HS bàn luận và bộc lộ thái độ về bảo vệ môi trường.
Ví dụ cách ra đề: Đóng vai một bác công nhân vệ sinh môi trường, em hãy kể lại một ngày làm việc của mình.
Hoặc:
Rừng quê em đang bị chặt phá. Em hãy nói về hiện tượng này và hãy kêu gọi mọi người ngăn chặn việc phá rừng.
2/ Tích hợp trong môn Tiếng Việt.
Tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong phân môn Tiếng Việt có thể được thực hiện trong các bài về trường từ vựng, nghĩa của từ, từ mượn ... trong nội dung bài học có thể chọn các từ, các câu nói về môi trường. Có một số bài có thể đưa kiến thức về môi trường sâu hơn.
Ví dụ: GV có thể cho HS tìm các từ, ngữ có cùng trường nghĩa về: rừng, động vật, cây cối, ...
3/ Tích hợp trong phân môn Văn học.
Việc tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong phân môn văn học được thực hiện khá đa dạng và phong phú. Việc tích hợp có thể được thực hiện từ chỗ phân tích từ, câu đến liên hệ, so sánh và liên tưởng về các vấn đề môi trường.
G. MỘT SỐ VĂN BẢN CÓ THỂ TÍCH HỢP GD BVMT
-Có tất cả 35 đơn vị bài được đưa vào có thể tích hợp ở những góc độ khác nhau.
-Mỗi văn bản có sự gợi ý, hướng dẫn tích hợp cụ thể với 3 vấn đề: Mức độ tích hợp, nội dung cần đạt trong phương pháp tích hợp và cách thực hiện.
- Những văn bản cụ thể.
H. HƯỚNG DẪN SOẠN GIẢNG VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT
Bài soạn: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
A/ Mục tiêu cần đạt
* Về kiến thức:
Giúp HS:
- Thấy được tình yêu đất mẹ và mong muốn bảo vệ, giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, của môi trường sống.
- Thấy được hiệu quả của văn nghị luận, loại văn có đủ sức mạnh để giải quyết những vấn đề trọng đại đối với một dân tộc, một Quốc gia.
*Về kĩ năng:
- HS đọc và cảm thụ được những giá trị của văn bản
- Có thể tìm hiểu, phân tích, một bức thư có nội dung chính luận.
B/ Chuẩn bị:
+ Đối với giáo viên: giáo án và những tài liệu liên quan
+ Đối với HS: bài soạn ở nhà
C/ Các bước lên lớp:
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ
Giáo viên giới thiệu bài: Đất mẹ bao giờ cũng cao đẹp và thiêng liêng, riêng đối với người da đỏ - tộc người đã từng đổ bao xương máu để bảo vệ đất nước của mình thì điều đó càng thiêng liêng hơn rất nhiều. Chúng ta hãy tìm hiểu tình cảm của người da đỏ dành cho đất đai của họ qua bức thư của một thủ lĩnh sau đây:
* Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại tình yêu và sự đối xử của người đỏ với đất đai.
- Chuẩn bị bài: Động Phong Nha.

Văn bản
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
A/ Mục tiêu cần đạt:
* Về kiến thức:
- Giúp HS nhận thức về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
- Thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của một trong những vấn đề khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện này là xử lý rác thải.
* Về kĩ năng:
- HS đọc và cảm thụ những giá trị, những thông tin trong văn bản.
- HS tích cực tham gia và vận động mọi người cùng ra tay bảo vệ môi trường.
B/ Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên: giáo án và các tài liệu liên quan.
- Đối với HS: sự chuẩn bị ở nhà.
C/ Các hoạt động dạy học:
- Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra bài cũ:
- Bài mới :
GV giới thiệu bài: Ngày 24 tháng 4 hằng năm là ngày trái đất, đó là ngày để con người nhận thức và hành động vì một trái đất xanh – sạch – đẹp.
- Năm 2000, nước ta lần đầu tiên tham gia năm trái đất với chủ đề: “một ngày không dùng bao bì ni lông”
* Củng cố, dặn dò:

- Nêu lại tác hại của việc dùng bao bì ni lông ? Em phải làm gì để góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do dùng bao bì ni lông?

-Về nhà chuẩn bị bài cũ để kiểm tra văn .
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NẠN PHÁ RỪNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Phương Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)