Giao an boi duong hs gioi lich su 9 moi tham khao
Chia sẻ bởi Trần Thị Long Khánh |
Ngày 10/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: giao an boi duong hs gioi lich su 9 moi tham khao thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Phần I: lịch sử địa phương
Câu 1: Thủa sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy “chúng ta có quyền tự hào về những anh hùng dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...”
Trong những vị anh hùng nói trên ai là người thuộc quê hương Thanh Hóa ? Em hãy nêu công lao của họ đối với tiến trình lịch sử của dân tộc ?
Trải qua 4.000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng đã có nhiều người con hi sinh vì độc lập dân tộc. Từ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. là những anh hùng dân tộc đã cống hiến sức mình đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Trong số những anh hùng dân tộc nói trên thì Bà Triệu và Lê Lợi là những anh hùng dân tộc thuộc quê hưong Thanh Hóa. Chúng ta có quyền tự hào là con cháu của Bà Triệu, Lê Lợi.
Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh - người con gái vùng núi Quan Yên (nay thuộc Huyện Thiệu Hóa). Năm 248, Bà cùng anh trai của mình phất cờ khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược. Sau bao phen làm cho giặc Ngô phải lao đao, Vua Ngô đã cử Lục Dận - tên tướng qủi quyệt, có nhiều kinh nghiệm chiến trường đem 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Do lực lượng chênh lệch và không thể chết trong tay quân thù Bà lên ngon núi Tùng Sơn ( thuộc Huyện Hậu Lộc ngày nay) và hi sinh tại đây. Cuộc khởi nghĩa thất bại từ đây.
Tuy thất bại, nhưng khởi nghĩa Bà Triệu đã tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Để tưởng nhớ người con đã hi sinh vì độc lập dân tộc, tưởng nhớ người anh hùng dân tộc đã xả thân vì nước, người đời sau đã xây dựng lăng và lập đền thờ Bà ngay dưới chân núi Tùng Sơn - nơi Bà đã hi sinh anh dũng.
Lê Lợi - lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sinh ngày 10 - 09 - 1385 tại Hương Sơn - Huyện Lôi Dương (nay thuộc Thọ Xuân). Trong cảnh nước mất nhà tan, cuộc sống người dân đói khổ, cơ cực trước sự bóc lột của nhà Minh. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 bạn thân của mình đã đã tổ chức hội thề Lũng Nhai, làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh đuổi giặc Minh cứu nước.
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 07 - 02 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn, ông tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân nổi dậy giết giặc cứu nước.
Từ năm 1418 - 1423, nghĩa quân Lam Sơn trải qua giai đoạn hết sức khó khăn, phải “nếm mật nằm gai ha phải một hai sớm tối”. Từ năm 1424 - 1427, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi... nghĩa quân từng bước lớn mạnh, giải phóng từng vùng lãnh thổ tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.
Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, năm 1428, Lê Lợi lên làm vua hiệu là Lê Thái tổ, lập ra triều Hậu Lê. Vua Lê Thái Tổ bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước, khôi phục và
Câu 1: Thủa sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy “chúng ta có quyền tự hào về những anh hùng dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...”
Trong những vị anh hùng nói trên ai là người thuộc quê hương Thanh Hóa ? Em hãy nêu công lao của họ đối với tiến trình lịch sử của dân tộc ?
Trải qua 4.000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng đã có nhiều người con hi sinh vì độc lập dân tộc. Từ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. là những anh hùng dân tộc đã cống hiến sức mình đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Trong số những anh hùng dân tộc nói trên thì Bà Triệu và Lê Lợi là những anh hùng dân tộc thuộc quê hưong Thanh Hóa. Chúng ta có quyền tự hào là con cháu của Bà Triệu, Lê Lợi.
Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh - người con gái vùng núi Quan Yên (nay thuộc Huyện Thiệu Hóa). Năm 248, Bà cùng anh trai của mình phất cờ khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược. Sau bao phen làm cho giặc Ngô phải lao đao, Vua Ngô đã cử Lục Dận - tên tướng qủi quyệt, có nhiều kinh nghiệm chiến trường đem 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Do lực lượng chênh lệch và không thể chết trong tay quân thù Bà lên ngon núi Tùng Sơn ( thuộc Huyện Hậu Lộc ngày nay) và hi sinh tại đây. Cuộc khởi nghĩa thất bại từ đây.
Tuy thất bại, nhưng khởi nghĩa Bà Triệu đã tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Để tưởng nhớ người con đã hi sinh vì độc lập dân tộc, tưởng nhớ người anh hùng dân tộc đã xả thân vì nước, người đời sau đã xây dựng lăng và lập đền thờ Bà ngay dưới chân núi Tùng Sơn - nơi Bà đã hi sinh anh dũng.
Lê Lợi - lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sinh ngày 10 - 09 - 1385 tại Hương Sơn - Huyện Lôi Dương (nay thuộc Thọ Xuân). Trong cảnh nước mất nhà tan, cuộc sống người dân đói khổ, cơ cực trước sự bóc lột của nhà Minh. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 bạn thân của mình đã đã tổ chức hội thề Lũng Nhai, làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh đuổi giặc Minh cứu nước.
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 07 - 02 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn, ông tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân nổi dậy giết giặc cứu nước.
Từ năm 1418 - 1423, nghĩa quân Lam Sơn trải qua giai đoạn hết sức khó khăn, phải “nếm mật nằm gai ha phải một hai sớm tối”. Từ năm 1424 - 1427, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi... nghĩa quân từng bước lớn mạnh, giải phóng từng vùng lãnh thổ tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.
Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, năm 1428, Lê Lợi lên làm vua hiệu là Lê Thái tổ, lập ra triều Hậu Lê. Vua Lê Thái Tổ bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước, khôi phục và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Long Khánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)