GIAO AN BOI DUONG GV HE 2011
Chia sẻ bởi Hồ Đức Bình |
Ngày 08/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: GIAO AN BOI DUONG GV HE 2011 thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
Sáng 10/9/2011
BÀI 1
Tiết 1
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH DTTS BIẾT ÍT TIẾNG VIỆT
* THẢO LUẬN
1. Tăng cường tiếng Việt là gì?
2. Vì sao phải tăng cường tiếng Việt?
3. Trình bày mục tiêu chủ yếu của môn tiếng Việt?
* TRẢ LỜI
1. TCTV là các biện pháp giúp học sinh học tiếng việt có hiệu quả.
2. TCTV giúp HSDTTS giảm bớt khó khăn khi tiếp thu kiến thức qua ngôn ngữ tiếng Việt.
TCTV được thực hiện xuyên suốt qua các hoạt động học tập.
- Cần chú ý đến các PP dạy NN2, PPTQHĐ, PP dạy ngôn ngữ giao tiếp, PP sử dụng TMĐ và sử dụng hệ thống thẻ TCTV.
* Mục tiêu của môn tiếng Việt:
- Hình thành và phát triển các kĩ năng Đọc, Viết, nghe, Nói cho học sinh trên cơ sở trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về tiếng Việt để các em có thể tự tin trong môi trường giao tiếp và các hoạt động của lứa tuổi. Rèn luyện và phát triển tý duy cho học sinh. Hình thành và phát triển nhân cách con người mới theo đặc trưng môn học.
- Tiếng Việt là công cụ giúp các em tiếp thu bài học và tham gia giao tiếp trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội mà ở đó tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia
- Để học sinh dân tộc thiểu số có thể vượt qua những rào cản về ngôn ngữ trong học tập cần có những hỗ trợ đặc biệt. những giải pháp cần mang tính đồng bộ thông qua giáo viên sao cho HS từng bước đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng theo từng giai đoạn.
Tiết 2 + 3
THẢO LUẬN
Nêu những khó khăn của học sinh DTTS khi học môn tiếng Việt.
Khi học phân môn Học vần.
Khi học phân môn Tập đọc.
Khi học phân môn kể chuyện
Khi học phân môn Luyện từ và câu
Khi học phân môn Tập làm văn
Khi học phân môn chính tả.
TRẢ LỜI
1. Những khó khăn của học sinh DTTS khi học phần Học vần.
HSDTTS không dễ dàng phát âm chính xác các âm và các thanh tiếng Việt.
- HSDTTS cùng một lúc phải nhận biết và ghi nhớ cả âm thanh và chữ viết TV. Các em phải xác lập được mối liên hệ có tính quy ước giữa âm và chữ và phải ghi nhớ đồng thời cả các kí hiệu âm thanh và kí hiệu chữ viết, như vậy nội dung học vần là rất nặng. Hơn nữa do bị ảnh hưởng bởi TMĐ HSDTTS có thể lẫn lộn khi nghe âm thanh hoặc khi viết chữ.
- HSDTTS cần gắn việc học vần và hiểu nghĩa từ trong các bài học mà nhiều từ ngữ của bài chưa được minh họa hoặc minh họa không chính xác. Do kinh nghiệm sống và vốn TV quá ít ỏi nên việc nghi nhớ nghĩa của các từ ngữ TV cũng như phát hiện các từ khác chứa âm, vần mới là không dễ dàng đối với các em.
- HSDTTS hạn chế rất nhiều về môi trường sử dụng tiếng Việt. Vì vậy những kiến thức được học chưa được chuyển thành kĩ năng, không được củng cố thường xuyên, khó khắc sâu và hệ thống hóa.
- Những khó khăn nêu trên nếu không có các biện pháp khắc phục sẽ là rào cản lớn cho HS khi học TV và các môn học khác.
2. Những khó khăn của học sinh DTTS khi học phân môn tập đọc.
- HSDTTS có vốn từ, vốn ngữ pháp rất hạn chế, do đó trong một số bài tập đọc số lượng từ mới và cấu trúc ngữ pháp phức tạp sẽ là rào cản rất lớn trong việc tìm hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
- Bài TĐ thường được chứa đựng những nội dung thuộc về kinh nghiệm sống, vốn văn hóa của người việt do đó rất khó hiểu đối với học sinh dân tộc thiểu số.
- HSDTTS thường sống ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp cận với sách báo ... môi trường phần lớn được bó hẹp trong nhà trường. Điều đó làm giảm cơ hội thực hành luyện đọc nâng cao kĩ năng đọc cho HS.
- HSDTTS đọc các âm tiết, từ chưa chuẩn do ảnh hưởng của TMĐ nên dẫn đến tình trạng HS nhầm lẫn từ và hiểu không chính xác nội dung bài học.
3. Những khó khăn của học sinh DTTS khi học phân môn kể chuyện
- HS ít có cơ hội được nghe kể chuyện từ người thân, ít có cơ hội kể cho người khác nghe do đó kĩ năng cần thiết cho học kể chuyện cũng hạn chế.
- Đa số HS chưa có giai đoạn nghe nói TV trước khi tiếp cận với phân môn kể chuyện. Nếu HS được học qua mẫu giáo 5 tuổi thì kĩ năng nghe nói tiếng việt cũng chưa đủ để có thể học bài kể chuyện.
- Nhiều truyện được biên
BÀI 1
Tiết 1
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH DTTS BIẾT ÍT TIẾNG VIỆT
* THẢO LUẬN
1. Tăng cường tiếng Việt là gì?
2. Vì sao phải tăng cường tiếng Việt?
3. Trình bày mục tiêu chủ yếu của môn tiếng Việt?
* TRẢ LỜI
1. TCTV là các biện pháp giúp học sinh học tiếng việt có hiệu quả.
2. TCTV giúp HSDTTS giảm bớt khó khăn khi tiếp thu kiến thức qua ngôn ngữ tiếng Việt.
TCTV được thực hiện xuyên suốt qua các hoạt động học tập.
- Cần chú ý đến các PP dạy NN2, PPTQHĐ, PP dạy ngôn ngữ giao tiếp, PP sử dụng TMĐ và sử dụng hệ thống thẻ TCTV.
* Mục tiêu của môn tiếng Việt:
- Hình thành và phát triển các kĩ năng Đọc, Viết, nghe, Nói cho học sinh trên cơ sở trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về tiếng Việt để các em có thể tự tin trong môi trường giao tiếp và các hoạt động của lứa tuổi. Rèn luyện và phát triển tý duy cho học sinh. Hình thành và phát triển nhân cách con người mới theo đặc trưng môn học.
- Tiếng Việt là công cụ giúp các em tiếp thu bài học và tham gia giao tiếp trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội mà ở đó tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia
- Để học sinh dân tộc thiểu số có thể vượt qua những rào cản về ngôn ngữ trong học tập cần có những hỗ trợ đặc biệt. những giải pháp cần mang tính đồng bộ thông qua giáo viên sao cho HS từng bước đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng theo từng giai đoạn.
Tiết 2 + 3
THẢO LUẬN
Nêu những khó khăn của học sinh DTTS khi học môn tiếng Việt.
Khi học phân môn Học vần.
Khi học phân môn Tập đọc.
Khi học phân môn kể chuyện
Khi học phân môn Luyện từ và câu
Khi học phân môn Tập làm văn
Khi học phân môn chính tả.
TRẢ LỜI
1. Những khó khăn của học sinh DTTS khi học phần Học vần.
HSDTTS không dễ dàng phát âm chính xác các âm và các thanh tiếng Việt.
- HSDTTS cùng một lúc phải nhận biết và ghi nhớ cả âm thanh và chữ viết TV. Các em phải xác lập được mối liên hệ có tính quy ước giữa âm và chữ và phải ghi nhớ đồng thời cả các kí hiệu âm thanh và kí hiệu chữ viết, như vậy nội dung học vần là rất nặng. Hơn nữa do bị ảnh hưởng bởi TMĐ HSDTTS có thể lẫn lộn khi nghe âm thanh hoặc khi viết chữ.
- HSDTTS cần gắn việc học vần và hiểu nghĩa từ trong các bài học mà nhiều từ ngữ của bài chưa được minh họa hoặc minh họa không chính xác. Do kinh nghiệm sống và vốn TV quá ít ỏi nên việc nghi nhớ nghĩa của các từ ngữ TV cũng như phát hiện các từ khác chứa âm, vần mới là không dễ dàng đối với các em.
- HSDTTS hạn chế rất nhiều về môi trường sử dụng tiếng Việt. Vì vậy những kiến thức được học chưa được chuyển thành kĩ năng, không được củng cố thường xuyên, khó khắc sâu và hệ thống hóa.
- Những khó khăn nêu trên nếu không có các biện pháp khắc phục sẽ là rào cản lớn cho HS khi học TV và các môn học khác.
2. Những khó khăn của học sinh DTTS khi học phân môn tập đọc.
- HSDTTS có vốn từ, vốn ngữ pháp rất hạn chế, do đó trong một số bài tập đọc số lượng từ mới và cấu trúc ngữ pháp phức tạp sẽ là rào cản rất lớn trong việc tìm hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
- Bài TĐ thường được chứa đựng những nội dung thuộc về kinh nghiệm sống, vốn văn hóa của người việt do đó rất khó hiểu đối với học sinh dân tộc thiểu số.
- HSDTTS thường sống ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp cận với sách báo ... môi trường phần lớn được bó hẹp trong nhà trường. Điều đó làm giảm cơ hội thực hành luyện đọc nâng cao kĩ năng đọc cho HS.
- HSDTTS đọc các âm tiết, từ chưa chuẩn do ảnh hưởng của TMĐ nên dẫn đến tình trạng HS nhầm lẫn từ và hiểu không chính xác nội dung bài học.
3. Những khó khăn của học sinh DTTS khi học phân môn kể chuyện
- HS ít có cơ hội được nghe kể chuyện từ người thân, ít có cơ hội kể cho người khác nghe do đó kĩ năng cần thiết cho học kể chuyện cũng hạn chế.
- Đa số HS chưa có giai đoạn nghe nói TV trước khi tiếp cận với phân môn kể chuyện. Nếu HS được học qua mẫu giáo 5 tuổi thì kĩ năng nghe nói tiếng việt cũng chưa đủ để có thể học bài kể chuyện.
- Nhiều truyện được biên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Đức Bình
Dung lượng: 457,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)