Giao an benh phong

Chia sẻ bởi Duc Minh | Ngày 18/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: giao an benh phong thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 15/3/2010
Ngày dạy: 20/3/2010
GIÁO ÁN: BỆNH PHONG
Người soạn: Phạm Thị Thẩm giáo viên trường THCS Tam Hòa

I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu được khái niệm của loại bệnh ngoài da (bệnh phong).
HS biết cách phòng tránh, và phát hiện khi có dấu hiệu lạ
Tránh kỳ thị với người mắc bệnh. Luôn giúp các bệnh nhân phong, luôn có cuộc sống tinh thần vui vẻ thỏa mái…
II/Chuẩn bị:
1/Giáo viên xem tài liệu, soạn giáo án
2/Học sinh học bài, ghi chép, và kiểm tra kiến thức
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài mới:
- Vào bài: Ở nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đó là điều kiện tốt cho nhiều loại vi khuẩn, vi trùng phát triển… Do đó có nhiều loại bệnh về da gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
- Hôm nay cô giới thiệu với các em một loại bênh ngoài da đó là bệnh phong.

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức

GV: Chúng ta tìm hiểu một cách khái quát về căn bệnh này. (Giáo viên đọc tài liệu cho học sinh nghe).
? Ngoài tên gọi là bệnh phong em nào cho cô biết loại bệnh này còn có tên gọi nào nữa không?
HS: Bệnh cùi, bệnh hủi, bệnh Hansen.
? Tại sao bệnh này lại có tên gọi rất khoa học là Hansen?
HS: Vì bệnh phong là một loại bệnh nhiễm trùng mãn tính do trực khuẩn Hansen gây nên (Hansen là tên một nhà khoa học đã tìm ra loại vi rút này) Mycobacterium Laprae.
? Bệnh phong có mức độ nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe cộng đồng?
HS: Gây tổn thương ở da và các dây thần kinh ngoại biên.
Gây ra những biến dạng hình hài và tàn tật rất nặng nề.
Tuy nhiên loại bệnh này không gây chết người.
? Bệnh phong không gây chết người nhưng tại sao mọi người lại thấy bệnh nhân phong mọi người lại sợ hãi và xa lánh?
Vì: Căn bệnh này gây biến dạng cơ thể tàn tật cho người bệnh, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và xã hội. Người bệnh mất khả năng lao động, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, nỗi đau khổ cho bệnh nhân. Sự tàn tật của người bệnh làm cho mọi người phải xa lánh.
GV: Đây chính là một vấn đề còn rất nặng nề đối với bệnh nhân phong
Vậy: Là học sinh em cần phải làm gì?
TL: Em cũng là một bộ phận của cộng đồng nên em cũng cần phải biết về căn bệnh này để tuyên truyền cho mọi người cũng có sự hiểu biết để bệnh phong không còn là vấn đề sức khỏe của cộng đồng.
GV: Vậy đâu là nguyên nhân để cho con người bị nhiễm bệnh chúng ta tìm hiểu qua phần thứ II/ Nguyên nhân gây bệnh
? Vậy nguyên nhân gây bệnh phong là gì?
GV: Vào năm 1873, Bác sĩ Hansen người Nauy đã tìm ra thủ phạm gây bệnh phong là một loại trực khuẩn nó được đặt tên khoa học là: Mycobacterium Laprae (Còn gọi là trực khuẩn Hansen)
GV: Chúng ta tìm hiểu xem loại trực khuẩn này có đặc điểm gì?
GV: Loại trực khuẩn này chỉ sống và phát triển được khi nó ở trong cơ thể người.
- Khi ra khỏi cơ thể người nó chỉ tồn tại được 48h (2 ngày 2 đêm)
- Chu kỳ sinh sản của trực khuẩn này rất dài 13 - 14 ngày.
GV: Từ xa xưa cho đến ngày nay vẫn tồn tại một vài quan niệm sai về nguyên nhân gây ra bệnh phong. Người ta cho rằng. Bệnh phong lây qua di truyền
Do ăn phải thực phẩm độc. (cá biển, vịt xiêm)… Những thông tin này hoàn toàn sai lầm. Ở nhà các em có thể tuyên truyền cho mọi người được biết về nguyên nhân gây ra bệnh phong.
GV: Bệnh phong lây qua những con đường nào chúng ta qua phần III/ Cách lây truyền bệnh phong:
Cách lây: Bệnh phong lây từ người bệnh qua người lành qua tiếp xúc trực tiếp khi người lành có những vết xước ở da.
- Vi khuẩn Hansen có ở trong các vết thương của bệnh nhân phong và trong viên mạc mũi bệnh nhân phong.
HS ghi (
? Vi khuẩn Hansen này xâm nhập như thế nào vào người lành?
- Vi trùng ra ngoài qua nước bọt
- Vi trùng ra ngoài qua hơi thở
- Vi trùng ra ngoài qua các tổn thương ở da.
- Người bệnh bị lở loét
Tóm lại: Nó thâm nhập vào người lành qua da khi da bị trầy xước và qua hô hấp.
? Đặc điểm lây truyền của bệnh phong như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Duc Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)