Giao an bai 19 cong nge 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Tân | Ngày 05/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: giao an bai 19 cong nge 11 thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


GIÁO ÁN

Bài: 19
Trường: THPT TX SaĐéc Năm học: 2011-2012
Môn học: Công Nghệ Lớp:11
Bài dạy: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Ngày dạy: 06/02/2012
Số tiết: 1

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
-Về kiến thức:
Phát biểu được các khái niệm về máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
Kể tên được các biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
-Về kỹ năng:
-Về thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất và chế tạo cơ khí.
II.BỊ:
Nội dung:
- GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 19 trang 89 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
- HS: đọc trước nội dung bài 19 trang 89 SGK, tìm hiểu ghi lại các nội dung khó.
Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ : hình 19.3 trong SGK.
Phương Pháp:
-dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học tích cực.
III.PHÂN PHỐI GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
-GV: (đặt câu hỏi) Vì sao phải lập quy trình công nghệ trong chế tạo cơ khí?
-HS: Trả lời.
-GV: Kết luận
+Tạo ra sự thống nhất khi sản xuất hàng loạt các sản phẩm cơ khí.
+Là tiền đề trong việc tự động hoá trong sản xuất cơ khí.
+Trong tổ chức sản xuất tạo sự chuyên môn hoá cao.

3. Đặt vấn đề: (1 phút)
Để tạo ra năng suất và sản phẩm có chất lượng cao, ngày nay với sự hỗ trợ của khoa học kĩ thuật và các loại máy móc tự động đã tạo ra sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao. Để hiểu rõ về tự động hoá trong chế tạo cơ khí các em học bài 19.

4.Giảng bài mới:
Thời gian
(Phút)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú

23ph
Hoạt động1: Tìm hiểu về máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.









I. Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động
1. Máy tự động
a. Khái niệm: Máy tự động là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
b. Phân :
* Máy tự động cứng: điều khiển bằng cơ khí nhờ cơ cấu cam.
+Ưu điểm: tạo năng suất cao so với máy thông thường.
+Nhược điểm: khi thay đổi chi tiết cần gia công phải thay đổi cam điều khiển(mất nhiều thời gian thay đổi, thiết kế, chế tạo cam, điều chỉnh máy.
* Máy tự động mềm: dễ dàng thay đổi được chương trình hoạt động khi gia công các chi tiết khác nhau. VD máy tiện điều khiển số NC (Numeri cal Control); máy CNC(Computerzed Numeri cal Control), máy điều khiển số được máy tính hoá.
2. Người máy công nghiệp
a. Khái niệm
-Là thiết bị hoạt động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hoá quá trình sản xuất .
-Đặc điểm: Có khả năng thay đổi chuyển động, sử lý thông tin…
b. Công dụng của rô bốt
-Dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
-Thay thế con người làm việc ở những môi trường độc hại, nguy hiểm, thám hiểm trong hầm, lò.
3. Dây chuyền tự động
a. ĐN: dây chuyền tự động là tổ hợp máy và thiết bị tự động đượpc sắp sếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau để hoàn thành một sản phẩm.
b. Công dụng
-Thay thế con người trong sản xuất.
-Thao tác kĩ thuật chính xác.
-Năng suất lao động cao.
-Hạ giá thành sản phẩm.
c. Nguyên lý làm việc
- Phôi đưa lên băng tải.
- Rôbốt 1, 2, 3 lắp phôi lên máy tiện 1, 2, 3 và tháo chi tiết khi gia công xong đặt lên băng tải.

* Đặt câu hỏi:
1.Trong sản xuất hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)