Giao an anh van

Chia sẻ bởi Vũ Thị Thu | Ngày 22/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: giao an anh van thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chương 1: Khái luận chung về triết học
Triết học là gì?
Vấn đề cơ bản của triết học.
Siêu hình và biện chứng
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
1. TriÕt häc vµ ®èi t­îng cña triÕt häc
1.1. Khái niệm triết học, nguồn gốc của triết học
1.2. Đối tượng của triết học
1.1. Khái niệm triết học, nguồn gốc của triết học
1.1. 1. Khái niệm triết học
1.1.2. Nguồn gốc của triết học


ấn Độ cổ đại
Trung Quốc cổ đại
Hy Lạp cổ đại














Nguồn gốc của thuật ngữ triết, triết học
Nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại
Thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết (lần đầu tiên được viết trong Kinh Thư).
Người Trung Quốc hiểu triết học là tranh luận bằng miệng để tìm ra chân lý, là truy tìm bản chất của đối tượng, triết học là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về thế giới
Nguồn gốc từ ấn Độ cổ đại
Theo người ấn Độ, Triết học được đọc là Dashana, có nghĩa là chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại
Thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại mà Pitago (576 - 496 tr.CN) là người đầu tiên sử dụng nó. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học được viết là Philosophia: yêu mến sự thông thái.
Philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người
Nguồn gốc của thuật ngữ "triết", "triết học"
Triết học là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội

Triết học
Sơ đồ 1.1. Khái niệm triết học
Đặc điểm của triết học
Đặc điểm của triết học
Sơ đồ 1.2. Nguồn gốc của triết học
Triết học
Đối tượng của triết học: có sự biến đổi qua các giai đoạn lịch sử
Thời cổ đại (từ thế kỷ IV trở về trước)
Thời trung cổ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIV)
Thời kỳ phục hưng và cận đại ( từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX)
Thời kỳ hiện đại (từ giữa thế kỷ XIX đến nay)
Thời cổ đại
Không có đối tượng riêng, triết học bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực. Đó là nền triết học tự nhiên.
Đại biểu: Talét, Hêraclít, Anaximen.
Thời cổ đại
Hêraclít (khoảng 520- 46tr.CN)
Talét (khoảng 624- 547 tr. CN)
Đêmôcrit (460-370 tr.CN)
Thời cổ đại
Thời trung cổ
Triết học trở thành nô lệ của thần học, chỉ còn nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của những nội dung trong kinh thánh. Đó là nền triết học kinh viện
Tômat Đacanh (1225-1274)
Đai biểu: T.Đacanh, Đơn Xcốt.
Thời trung cổ
Đơn Xcốt (1265- 1308)
Thời kỳ Phục hưng và Cận đại
Triết học DVCN đã đạt tới đỉnh cao mới trong CNDV thế kỷ XVII - XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan
Đại biểu như: Ph.Bêcơn, T.Hốp xơ(Anh), Đ.Điđrô, Henvêtiúyt (Pháp), Hônbach, ..
F.Bêcơn (1561-1626)
T.Hôpxơ (1588-1679)
Thời kỳ Phục hưng và Cận đại
Điđrô (1713-1784)
Thời kỳ Phục hưng và Cận đại
Xpinôda (1632-1677)
Thời kỳ Phục hưng và Cận đại
Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen (Đức). Đây cũng là học thuyết cuối cùng mang tham vọng đóng vai trò "khoa học của các khoa học"
G.Hêghen (1770-1831)
Sơ đồ 1.3. Đối tượng triết học Mác-Lenin
2. TriÕt häc - h¹t nh©n lý luËn cña thÕ giíi quan
Thế giới quan là gì?
Các loại hình cơ bản của thế giới quan
Vì sao triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan
Thế giới quan là gì?
Sơ đồ 1.4 Cấu trúc thế giới quan
Các trình độ (loại hình) thế giới quan
Thế giới quan
huyền thoại
Thế giới quan huyền thoại
Là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy. ở đó, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng.hòa quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới
Thế giới quan tôn giáo
Có đặc điểm niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu, tín ngưỡng cao hơn lý trí.
Thế giới quan triết học
Diễn tả quan niệm của con người về thế giới dưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù. Do đó, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan
Đặc điểm của thế giới quan

Là hiện tượng tinh thần. Trong thế giới quan có sự hòa nhập giữa tri thức và niềm tin
Có vai trò định hướng đối với hoạt động của con người
Có thế giới quan cá nhân, tập thể.
Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan
Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan vì triết học đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là chỉnh thể
II. Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ ghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm triết học
1.VÊn ®Ò c¬ b¶n cña triÕt häc
2. C¸c tr­êng ph¸i triÕt häc
1.VÊn ®Ò c¬ b¶n cña triÕt häc

Kh¸i niÖm vÊn ®Ò c¬ b¶n cña triÕt häc
V× sao vÊn ®Ò ®ã lµ vÊn ®Ò c¬ b¶n cña triÕt häc
Hai mÆt cña vÊn ®Ò c¬ b¶n cña triÕt häc
Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học:

Trong tác phẩm L. Phơ bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen định nghĩa:
"Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại".
Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học vì:

Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới
Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học
Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ.
Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này
Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học

Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: ý thức có phải là sự phản ánh thế giới vật chất hay không? hay con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
2. Các trường phái triết học

2.1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
2.2. Khả tri luận và bất khả tri luận (Thuyết không thể biết)
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân định các trường phái triết học. Có ba cách giải quyết:
Nhất nguyên luận duy vật (CNDV)
Nhất nguyên luận duy tâm (CNDT)
Nhị nguyên luận
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Nhất nguyên luận duy vật (CNDV) cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Nhất nguyên luận duy tâm (CNDT) cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Nhị nguyên luận cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh hay quyết định nhau.
Triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hòa CNDV và CNDT nhưng về bản chất, triết học nhị nguyên cuối cùng vẫn rơi vào CNDT.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy vật: được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản:
CNDV siêu hình
CNDV chất phác
CNDV biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật chất phác
Là đặc trưng của triết học duy vật thời cổ đại.
Đại biểu: Talet, Hêraclit, Empêđôclơ,Đêmôcrit
Talet (khoảng 624- 547 tr. CN)
Hêraclit (khoảng 520-460tr.CN)
Chủ nghĩa duy vật chất phác
Đêmôcrit (460-370 tr.CN)
Chủ nghĩa duy vật chất phác
Chủ nghĩa duy vật chất phác
Khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, họ đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể như nước (Talét); lửa (Hêraclit); đất, nước, lửa, không khí (Empêđôclơ) ...
Nguyên nhân: Những kết luận triết học chủ yếu rút ra từ những quan sát trực tiếp, trình độ nhận thức còn hạn chế, khoa học cụ thể chưa phát triển
Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Là đặc trưng của triết học duy vật thế kỷ XV- XVIII mà đỉnh cao là vào thế kỷ XVII-XVIII với các đại biểu như: Ph.Bêcơn, T.Hôpxơ (Anh), Điđrô, Hônbách (Pháp)...
T. Hốpxơ (1588 - 1679)
Chủ nghĩa duy vật siêu hình

F.Bêcơn (1561 - 1626)
Điđrô (1713 -1784)
Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Hônbách (1729 - 1789)
Chủ nghĩa duy vật siêu hình

CNDV siêu hình nhìn nhận, xem xét thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại.
Nguyên nhân: Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của cơ học, khoa học thực nghiệm khiến cho CNDV thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc.
CNDV biện chứng
Do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thê kỷ XIX, sau đó dược Lênin phát triển.
C. Mác (1818 - 1883)
CNDV biện chứng
F.Ăngghen (1820 - 1895)
V.I.Lênin (1870- 1924)
CNDV biện chứng
CNDV biện chứng
Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng những thành tựu của khoa học đương thời, CNDVBC đã khắc phục được hạn chế của CNDV chất phác thời cổ đại, CNDV siêu hình, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của CNDV
Một số hình thức không cơ bản của chủ nghĩa duy vật
Ngoài ba hình thức cơ bản trên, CNDV còn có các hình thức khác như:
CNDV nhân bản
CNDV tầm thường
CNDV kinh tế...
Sơ đồ 1.8. Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy tâm
Chia thành 2 phái:
CNDT chủ quan
CNDT khách quan
CNDT chủ quan
Đại biểu: G.Becơli, Đ.Hium
CNDT chủ quan
Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. CNDT chủ quan khẳng định: mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, chủ thể.
CNDT khách quan
Đại biểu: Platôn, Hêghen...
CNDT khách quan
Thừa nhận tính thứ nhất của thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người, thường mang những tên gọi như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới...
So sánh CNDT triết học và CNDT tôn giáo
Giống nhau: Đều thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới.
Khác nhau: Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo. Còn CNDT triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính, dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.
Nguồn gốc của CNDT triết học

Nguồn gốc nhận thức luận
Nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc nhận thức luận
Bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.
Nguồn gốc nhận thức luận
Lênin đã viết trong Bút ký triết học: "Theo quan diểm của một CNDV thô lỗ, giản đơn, siêu hình, thì CNDT triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan quan điểm của CNDVBC, thì CNDTTH là một (sự thổi phồng, bơm to) phiến diện, thái quá... của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa."[1].

[1] V.I.Lênin. Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 385.
Nguồn gốc xã hội
Do sự tách rời lao động trí óc và lao động chân tay và địa vị thống trị của lao động trí óc với lao động chân tay trong các xã hội cũ.
Mặt khác, các giai cấp thống trị thường ủng hộ và sử dụng CNDT làm nền tảng lý luận phục vụ cho địa vị thống trị của mình.
Sơ đồ 1.8. Chủ nghĩa duy tâm
Khả tri luận và bất khả tri luận (Thuyết không thể biết).

Đây là sự thể hiện cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học.

Khả tri luận
Tuyệt đại đa số các nhà triết học trong lịch sử (cả duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Tuy nhiên, họ quan niệm khác nhau về nhận thức.
Bất khả tri luận (còn gọi là thuyết không thể biết)
Những nhà triết học theo thuyết này phủ nhận hoặc hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con người. Có hai dạng:
Bất khả tri luận
Con người hoàn toàn không thể biết gì về thế giới. Đại biểu: Đ. Hium (Anh).
Đ. Hium (1711 - 1766)
Bất khả tri luận
Con người chỉ nhận thức được hiện tượng chứ không thể nhận thức được bản chất của thế giới. Đại biểu: I. Cantơ (1724 - 1804) (Đức).
I. Cantơ (1724 - 1804)
Sơ đồ 1.7. Vấn đề cơ bản của triết học
III. Siêu hình và biện chứng.

1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phương pháp biện chứng
1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
Đặc trưng của phương pháp siêu hình
Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời.
Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có thì đó chỉ là sự biến đổi về lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ngoài đối tượng.
Đặc trưng của phương pháp tư duy biện chứng
Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ quy định, ràng buộc lẫn nhau.
Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của sự vật mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Vai trò
Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định
phương pháp biện chứng mới là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phương pháp biện chứng
Được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của phép biện chứng:
phép biện chứng tự phát,
phép biện chứng duy tâm,
phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng tự phát
Đặc trưng của thời cổ đại
Những gì các nhà biện chứng phương Đông cũng như phương Tây thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
Phép biện chứng duy tâm
Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức.
Lần đầu tiên, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Tuy nhiên, theo họ, giới hiện thực chỉ là sự sao chép của ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.
Phép biện chứng duy vật
Do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, V.I. Lênin phát triển.
Đó là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
IV.Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Được thể hiện trong chức năng của triết học, trong đó 2 chức năng quan trọng nhất là:
Chức năng thế giới quan
Chức năng phương pháp luận.
Chức năng thế giới quan
Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Do đó, nó như một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động để đạt được mục đích, ý nghĩa đó.
Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.
Chức năng phương pháp luận:

Định nghĩa phương pháp luận
Các cấp độ của phương pháp luận
Triết học là phương pháp luận chung nhất
Định nghĩa phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.
Các cấp độ của phương pháp luận
Dựa vào phạm vi tác động, phương pháp luận có thể được chia thành 3 cấp độ:
phương pháp luận ngành,
phương pháp luận chung,
phương pháp luận chung nhất.
Phương pháp luận ngành
Còn gọi là phương pháp luận bộ môn
Là phương pháp luận của một ngành khoa học nào đó.
Phương pháp luận chung
Là phương pháp luận được sử dụng cho một số ngành khoa học.
Phương pháp luận chung nhất
Lµ ph­¬ng ph¸p luËn ®­îc dïng lµm ®iÓm xuÊt ph¸t cho viÖc x¸c ®Þnh c¸c ph­¬ng ph¸p luËn chung, c¸c ph­¬ng ph¸p luËn ngµnh, vµ c¸c ph­¬ng ph¸p ho¹t ®éng kh¸c cña con ng­êi.
Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất.
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó, với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, mỗi quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp.
2. Vai trß cña triÕt häc M¸c- Lªnin

2.1. Vai trò của triết học Mác Lênin trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
2.2. Triết học Mác Lênin với các khoa học khác
2.1. Vai trò của triết học Mác Lênin trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Trong triết học Mác Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. CNDV là CNDVBC và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Nói cách khác, trong triết học mácxít, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất với nhau một cách hữu cơ.
Nắm vững triết học Mác Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan khoa học mà còn là xác định một phương pháp luận đúng đắn.
Triết học Mác Lênin với các khoa học khác
Triết học Mác - Lênin phủ nhận quan niệm xem triết học là khoa học của mọi khoa học, mà xem triết học với các khoa học khác có mối quan hệ biện chứng với nhau:
Thành quả của các khoa học cụ thể là những tư liệu để triết học rút ra những kết luận của mình, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học.
Những kết luận của triết học là thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển của các khoa học.
Chương 3: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác Lênin

I- Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
II- Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác
I- Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
1. Điều kiện kinh tế- xã hội
2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên
1. Điều kiện kinh tế - xã hội
1. §iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi
1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp
1.2. Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách là một lực lượng chính trị xã hội độc lập
1.3. Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp
Do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, LLSX phát triển rất mạnh mẽ, từ đó, PTSX TBCN được củng cố vững chắc, đúng như nhận định của C.Mác và Ph.Ăngghen: "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn LLSX của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại"[1].
[1] C.Mác và Ph,Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t.4, tr.603.
Chủ bao mua và những người thợ kéo sợi
Máy kéo sợi Gien ny
Máy kéo sợi Gien ny
G.Oát (1736 - 1819)- người hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước
Xe lửa Xti phen xơ
Máy móc trong nông nghiệp
Một trong những hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh là sự thay đổi căn bản trong cấu trúc giai cấp của dân cư Anh: Tư sản và vô sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội.
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp
Sự phát triển của PTSX TBCN còn tạo tiền đề cho sự phát triển về mọi mặt của xã hội: nó xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, thiết lập thể chế cộng hòa, dân chủ tự do.
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp
Tuy nhiên, sự phát triển của PTSX tư bản chủ nghĩa lại làm cho những mâu thuẫn xã hội bộc lộ ngày càng rõ rệt và gay gắt, những xung đột giữa tư sản và vô sản đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
Cho nên, trong tác ph?m Tinh c?nh giai c?p công nhân Anh, Engels vi?t: "L?ch s? c?a giai c?p cụng nhõn b?t d?u ? Anh t? n?a sau th? k? XVIII v?i s? phỏt minh ra mỏy hoi nu?c v� vi?c ch? bi?n bông".
Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị- xã hội độc lập
Vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX đã có những biến đổi sâu sắc trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, từ những cuộc đấu tranh mang tính tự phát, đã xuất hiện những cuộc đấu tranh đầu tiên có tính chất tự giác.
Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh
Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị- xã hội độc lập
Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị- xã hội độc lập
Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng mà giai cấp vô sản thể hiện vai trò tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng
Thực tiễn xã hôi nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng vô sản, đòi hỏi phải được soi sáng bằng lý luận nói chung và triết học nói riêng. Do đó, nhiều học thuyết với tính cách là một hệ thống những quan điểm lý luận về triết học, kinh tế và chính trị xã hội khác nhau đã xuất hiện.
Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng
Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở cho sự hình thành lý luận tiến bộ và cách mạng mới. Lý luận như vậy đã được sáng tạo nên bởi C.Mác và Ph.Ăngghen , trong đó triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận chung - cơ sở thế giới quan và phương pháp luận.
2. Nguån gèc lý luËn vµ nh÷ng tiÒn ®Ò khoa häc tù nhiªn
2.1. Nguồn gốc lý luận
2.2. Những tiền đề khoa học tự nhiên
Nguồn gốc lý luận
Để xây dựng học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa có phê phán những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, mà trực tiếp là:
Triết học cổ điển Đức,
Kinh tế chính trị học Anh,
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh.
Triết học cổ điển Đức
Đặc biệt là học thuyết của 2 triết gia tiêu biểu:
Phơbách
Hêghen
G. Hªghen (1770-1831)
Triết học cổ điển Đức
L.Phơbách (1804-1872)
Triết học Hêghen (1770- 1831):

Là người đầu tiên đặt mục đích xây dựng triết học thành một khoa học, cho nên ông cũng là người đầu tiên trình bày các quy luật của phép biện chứng.
Tuy nhiên, do xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan, cho nên phép biện chứng của ông là phép biện chứng duy tâm.

Sự kế thừa của Mác và Ăngghen đối với hệ thống triết học Hêghen
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán, lọc bỏ những yếu tố duy tâm, thần bí, đồng thời kế thừa, phát triển hạt nhân hợp lý là phép biện chứng của Hêghen, để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng- PBCDV
Triết học Phơbách (1804- 1872):

Là nhà triết học duy vật lớn của nền triết học cổ điển Đức. Tuy nhiên, đó là CNDV nhân bản, siêu hình.
Hơn nữa, cũng như hạn chế chung của các nhà triết học trước Mác, ông đã rơi vào quan điểm duy tâm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Sự kế thừa của Mác và Ăngghen đối với hệ thống triết học Phơbách
C.Mác và Ph.Ăngghen trên cơ sở phê phán quan điểm siêu hình về tự nhiên, duy tâm trong quan niệm về xã hội của Phơbách, đã xây dựng nên CNDV triệt để- CNDVBC cả về tự nhiên và xã hội.
Đại biểu của kinh tế chính trị học Anh
Ricácđô (1772 - 1823)
A.Xmith (1723 - 1790)
Kinh tế chính trị học Anh
Nhờ việc nghiên cứu tư tưởng kinh tế của A. Xmith, Ricácđô, đặc biệt là học thuyết giá trị của các ông, C.Mác đã nhận ra rằng, kinh tế là yếu tố quy định quy luật vận động của lịch sử, từ đó hoàn thiện quan niệm duy vật lịch sử, đồng thời xây dựng nên các học thuyết kinh tế của mình.
S. Phuriê (1772 - 1837)
Xanh Ximông (1769 - 1825)
Đại biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
CNXH không tưởng Pháp
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp thu tư tưởng của Phuriê và Xanh Ximông về một xã hội tương lai tốt đẹp, dựa trên chế độ công hữu và lao động tập thể để từ đó xây dựng nên hình mẫu xã hội cộng sản. Tuy nhiên, dựa trên học thuyết duy vật lịch sử của mình, cùng với việc phát hiện ra sứ mệnh của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục tính không tưởng trong học thuyết của Xanh Xi mông và Phuriê, do đó CNXH từ không tưởng trở thành khoa học.
Những tiền đề khoa học tự nhiên

Sự phát triển của triết học nói chung, triết học duy vật nói riêng, không thể tách rời với sự phát triển của các khoa học cụ thể, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, mỗi khi KHTN có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì CNDV không thể không thay đổi hình thức của nó.
Những tiền đề khoa học tự nhiên
Ba phát minh của thế kỷ XIX có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành triết học DVBC là:
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Thuyết tế bào
Thuyết tiến hóa của Đacuyn.
Thuyết tế bào
Thuyết tế bào
Thuyết tiến hóa của Đacuyn
Thuyết tiến hóa của Đacuyn.

Những tiền đề khoa học tự nhiên
Với những phát minh đó, khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.
Sơ đồ 3.1. Điều kiện ra đời triết học Mác
Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

Chứng tỏ rằng, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử.
II- Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác

C.Mác, Ph.Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ CNDT và dân chủ cách mạng sang CNDV và cộng sản chủ nghĩa.
Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng
Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học
Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác
Sơ đồ 3.2. Chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng ghen từ 1842 - 1843
Sơ đồ 3.3. C.Mác và Ph.Ăng ghen đề xuất tư tưởng triết học giai đoạn 1844 - 1848
Sơ đồ 3.4. Mác và Ph.Ăng ghen bổ xung và phát triển CNDVBC và CNDVLS
Sơ đồ 3.5. Bước chuyển biến cách mạng của triết học Mác
Sơ đồ 3.6. Giai đoạn V.I Lênin phát triển triết học Mác
Sơ đồ 3.7. Tổng quát các giai đoạn hình thành, phát triển triết học Mác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)