Giáo án âm nhạc
Chia sẻ bởi Phạm Đình Hưng |
Ngày 05/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Giáo án âm nhạc thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề : Gia Đình
Đối tượng : Mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi)
Thời gian : 15 – 20 phút
Số trẻ : 18 – 20 trẻ
Nội dung chính : Nghe hát ‘ Bà thương em ’ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
Nội dung kết hợp : + Ôn vận động bài hát ‘ Cả nhà thương nhau” của nhạc sĩ Phan Văn Minh.
+ Trò chơi âm nhạc “Nghe hát nhận bạn ”
Giáo viên thực hiện : Phạm Thị Hường
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức
- Trẻ lắng nghe cô hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “Bà thương em” - Trẻ hát đúng và vận động nhịp nhàng theo bài hát “ Cả nhà thương nhau”, thể hiện bài hát một cách hào hứng, tự nhiên thoải mái. - Trẻ hiểu luật chơi của trò chơi và biết cách chơi trò chơi âm nhạc hào hứng. 2. Kỹ năng - Trẻ hát đúng, vận động theo bài hát.
- Trẻ chú ý nghe cô hát,bước đầu biết hưởng ứng cảm xúc bài hát như lắc lư nhún nhảy cùng cô.
- Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3. Thái độ - Trẻ yêu gia đình mình, tôn trọng tình cảm của ông bà, bố mẹ dành cho mình.
II. CHUẨN BỊ
- Đàn, xắc xô,trống lắc, mũ chóp.
- Nhạc các bài hát : Cả nhà thương nhau,Bà thương em,….
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
Cô và trẻ chơi “ Gia đình ngón tay ”
2.Bài mới
2.1.Dạy vận động bài “Cả nhà thương nhau”
- Cả lớp vừa được chơi trò chơi gì? Trong trò chơi có nói đến những ai nhỉ? + Chúng mình có yêu thương ông bà bố mẹ không? Yêu thương ông bà bố mẹ thì chúng mình phải làm gì? - Các con có thuộc bài hát nào nói về tình cảm gia đình,khi xa thì nhớ mà gần nhau thì vui cười không? - Cô sẽ hát một câu hát này, xem các con có đoán được câu hát đó nằm trong bài hát nào không nhé!
- Bài hát này sẽ hay hơn khi chúng mình làm gì nhỉ?
Đúng rồi !Bài hát này sẽ hay hơn khi lớp chúng ta vừa hát, vừa vận động theo nhịp đấy các con.
- Bây giờ lớp chúng mình cùng cô hát và vận động theo nhịp bài hát này nha! - Cả lớp cùng hát vận động theo nhịp nhé! (1 lần) (Cô chú ý sữa sai). - Thi đua các tổ,nhóm kết hợp xắc xô,trống lắc.. - Cá nhân thực hiện 2.2 Nghe hát bài: “Bà thương em” Cô thấy lớp mình rất giỏi.Cô sẽ hát tặng cả lớp 1 bài hát nói về tình cảm của 1 bạn nhỏ dành cho bà của bạn ấy.Bài hát “Bà thương em” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.Chúng mình nghe cô hát và cùng cảm nhận nhé!
+ Cô hát lần 1 : Cô hát + cử chỉ , điệu bộ + nhạc đệm
Cô hát xong giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả
+ Cô hát lần 2: Cô hát không nhạc + động tác minh họa.
Cô hỏi trẻ : Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?Có thiết tha tình cảm không?
Bài hát rất tình cảm và tha thiết nói đến tình yêu của bà dành cho bạn nhỏ.Bà thương bạn nhỏ nên tóc bạc trắng. + Lần 3 : Cô cho trẻ nghe nhạc + cô múa và trẻ hưởng ứng cùng với cô.
- Cô hỏi trẻ sau khi nghe bài hát này thì trẻ có cảm xúc như thế nào?
- Giáo dục trẻ luôn phải biết yêu thương và vâng lời .
2.3 Trò chơi âm nhạc: “Nghe hát nhận bạn”
- Hôm nay các con học thật là ngoan cô sẽ thưởng cho lớp chúng mình 1 trò chơi .Trò chơi “Nghe hát nhận bạn”
- Cô gợi ý để trẻ nói được tên trò chơi và cách chơi luật chơi. - Cô khái quát lại cách chơi và luật chơi cho trẻ. Cô cho 1 trẻ đội mũ chóp và gọi 1 – 3 trẻ lên hát và trẻ đội mũ chóp phải nói được tên của bạn hát và các bạn hát bài gì? - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
3. Kết thúc - Cô hỏi trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc hôm nay các con học được gì
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề : Gia Đình
Đối tượng : Mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi)
Thời gian : 15 – 20 phút
Số trẻ : 18 – 20 trẻ
Nội dung chính : Nghe hát ‘ Bà thương em ’ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
Nội dung kết hợp : + Ôn vận động bài hát ‘ Cả nhà thương nhau” của nhạc sĩ Phan Văn Minh.
+ Trò chơi âm nhạc “Nghe hát nhận bạn ”
Giáo viên thực hiện : Phạm Thị Hường
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức
- Trẻ lắng nghe cô hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “Bà thương em” - Trẻ hát đúng và vận động nhịp nhàng theo bài hát “ Cả nhà thương nhau”, thể hiện bài hát một cách hào hứng, tự nhiên thoải mái. - Trẻ hiểu luật chơi của trò chơi và biết cách chơi trò chơi âm nhạc hào hứng. 2. Kỹ năng - Trẻ hát đúng, vận động theo bài hát.
- Trẻ chú ý nghe cô hát,bước đầu biết hưởng ứng cảm xúc bài hát như lắc lư nhún nhảy cùng cô.
- Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3. Thái độ - Trẻ yêu gia đình mình, tôn trọng tình cảm của ông bà, bố mẹ dành cho mình.
II. CHUẨN BỊ
- Đàn, xắc xô,trống lắc, mũ chóp.
- Nhạc các bài hát : Cả nhà thương nhau,Bà thương em,….
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
Cô và trẻ chơi “ Gia đình ngón tay ”
2.Bài mới
2.1.Dạy vận động bài “Cả nhà thương nhau”
- Cả lớp vừa được chơi trò chơi gì? Trong trò chơi có nói đến những ai nhỉ? + Chúng mình có yêu thương ông bà bố mẹ không? Yêu thương ông bà bố mẹ thì chúng mình phải làm gì? - Các con có thuộc bài hát nào nói về tình cảm gia đình,khi xa thì nhớ mà gần nhau thì vui cười không? - Cô sẽ hát một câu hát này, xem các con có đoán được câu hát đó nằm trong bài hát nào không nhé!
- Bài hát này sẽ hay hơn khi chúng mình làm gì nhỉ?
Đúng rồi !Bài hát này sẽ hay hơn khi lớp chúng ta vừa hát, vừa vận động theo nhịp đấy các con.
- Bây giờ lớp chúng mình cùng cô hát và vận động theo nhịp bài hát này nha! - Cả lớp cùng hát vận động theo nhịp nhé! (1 lần) (Cô chú ý sữa sai). - Thi đua các tổ,nhóm kết hợp xắc xô,trống lắc.. - Cá nhân thực hiện 2.2 Nghe hát bài: “Bà thương em” Cô thấy lớp mình rất giỏi.Cô sẽ hát tặng cả lớp 1 bài hát nói về tình cảm của 1 bạn nhỏ dành cho bà của bạn ấy.Bài hát “Bà thương em” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.Chúng mình nghe cô hát và cùng cảm nhận nhé!
+ Cô hát lần 1 : Cô hát + cử chỉ , điệu bộ + nhạc đệm
Cô hát xong giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả
+ Cô hát lần 2: Cô hát không nhạc + động tác minh họa.
Cô hỏi trẻ : Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?Có thiết tha tình cảm không?
Bài hát rất tình cảm và tha thiết nói đến tình yêu của bà dành cho bạn nhỏ.Bà thương bạn nhỏ nên tóc bạc trắng. + Lần 3 : Cô cho trẻ nghe nhạc + cô múa và trẻ hưởng ứng cùng với cô.
- Cô hỏi trẻ sau khi nghe bài hát này thì trẻ có cảm xúc như thế nào?
- Giáo dục trẻ luôn phải biết yêu thương và vâng lời .
2.3 Trò chơi âm nhạc: “Nghe hát nhận bạn”
- Hôm nay các con học thật là ngoan cô sẽ thưởng cho lớp chúng mình 1 trò chơi .Trò chơi “Nghe hát nhận bạn”
- Cô gợi ý để trẻ nói được tên trò chơi và cách chơi luật chơi. - Cô khái quát lại cách chơi và luật chơi cho trẻ. Cô cho 1 trẻ đội mũ chóp và gọi 1 – 3 trẻ lên hát và trẻ đội mũ chóp phải nói được tên của bạn hát và các bạn hát bài gì? - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
3. Kết thúc - Cô hỏi trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc hôm nay các con học được gì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)