Giao an

Chia sẻ bởi Phan Huu Khoa Huan | Ngày 09/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

GVHD: CÔ ĐINH THỊ HOÀNG ĐIỂU
GSTT: NGUYỄN THỊ THU HOÀ
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày cơ chế tổng hợp ARN?
Mô hình sinh tổng hợp ARN
Trả lời:
Vị trí: Xảy ra trong nhân tế bào
Diễn biến: Dưới tác dụng của enzim: ADN - Polymeraza, một đoạn ADN tương ứng với một hay một số gen tháo xoắn, mỗi nuclêôtit trên mạch mã gốc sẽ kết hợp với một ribônuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung:
Ag - rU
Tg - rA
Gg - rX
Xg - rG

Kết quả: Từ một phân tử ADN mang mạch gốc qua một lần sao mã sẽ hình thành một phân tử ARN.
mARN ra khỏi nhân và chuyển dịch đến tế bào chất, còn tARN và rARN tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn.
Bài mới:
Bài 17: SINH TỔNG HỢP PRÔTÊIN
I.Quá trình sinh tổng hợp prôtêin trong tế bào.
1. Quá trình sao mã
2. Quá trình giải mã
A.Hoạt hoá các axit amin.
B.Tổng hợp chuỗi pôlypeptit.
II. Sự điều hoà quá trình sinh tổng hợp prôtêin.


Câu hỏi: Em hãy cho biết các giai đoạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin là gì?
Trả lời: Bao gồm hai quá trình:
- Sao mã: Xảy ra trong nhân tế bào.
- Giải mã: Xảy ra trong tế bào chất.

I.Quá trình sinh tổng hợp prôtêin:
1. Quá trình sao mã: là quá trình tổng hợp mARN từ gen cấu trúc, sau đó mARN ra khỏi nhân đến tế bào chất tiếp xúc với ribôxôm.
Mô hình tổng hợp ARN
2. Quá trình giải mã:
?Vị trí: Xảy ra trong tế bào chất.
Câu hỏi: Những thành phần nào tham gia quá trình giải mã?

?Các thành phần tham gia:
mARN, tARN, rARN
ATP
Ribôxôm
Axit amin(a.a)
các enzym
i


Bộ ba đối mã
Hai giai đoạn của quá trình sao mã:
-Giai đoạn hoạt hoá axit amin:
A.a tự do a.a hoạt hoá gắn với tARN tạo thành phức hệ a.a - tARN.
Enzym, ATP
-Tổng hợp chuỗi pôlypeptit:
Quá trình giải mã được thực hiện trên các ribôxôm, hướng dịch mã theo chiều 5`- 3`.
- Có hai loại riboxôm:
+ Ở sinh vật có nhân chính thức: ribôxôm 80s.
+ Ở sinh vật chưa có nhân chính thức: ribôxôm 60s.

Mỗi ribôxôm gồm 2 tiểu phần lớn và nhỏ
Tiểu phần lớn
Tiểu phần nhỏ
+Đầu tiên mARN tiếp xúc với ribôxôm ở vị trí mã mở đầu(AUG).
Mã mở đầu: là tín hiệu nhận biết quá trình giải mã, thông thường là codon AUG, mã hoá a.a là methionin, tuy nhiên trong một số trường hợp mã mở đầu lại là GUG,.
Tiếp đó, tARN mang a.a mở đầu tiến vào ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã của a.a trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
+ a.a1- tARN đến vị trí bên cạnh đối mã của nó khớp với mã của a.a1 trên mARN theo nguyên tắc bổ sung,
enzym xúc tác tạo thành liên kết peptide giữa a.a mở đầu và a.a1, đồng thời giải phóng một phân tử nước.
+ Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên mARN, tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm.
+ a.a2 - tARN đi vào ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã của a.a2 trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
liên kết peptid giữa a.a1 và a.a2 được hình thành, đồng thời phân tử� nước được giải phóng.
+Sự chuyển vị lại xảy ra,.quá trình cứ tiếp tục cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN(UAA, UAG, UGA), thì tARN cuối cùng rời khỏi ribôxôm.
Mã kết thúc: Là tín hiệu kết thúc quá trình tổng hợp prôtêin, nó không mã hoá cho a.a vì vậy còn gọi là: "mã vô nghĩa". Có 3 codon đóng vai trò mã kết thúc: UAA, UAG, UGA.
Câu hỏi: 4 bộ ba trên mARN sau quá trình giải mã tạo ra bao nhiêu a.a?
Trả lời: có 3 a.a tạo thành
Câu hỏi: bao nhiêu liên kết peptit tạo thành , bao nhiêu phân tử nước được giải phóng?
Trả lời: 2 liên kết peptit được tạo thành và 2 phân tử nước được giải phóng.
Lưu ý: Nếu ta có n bộ ba trên mARN thì sau quá trình giải mã� tạo ra (n-1)a.a, (n-2) liên kết peptit hình thành, giải phóng (n-2) phân tử nước, trong chuỗi pôlypeptit chưa hoàn chỉnh.


Kết quả của quá trình sinh tổng hợp prôtêin?
Câu hỏi:
?Kết quả của quá trìnhsinh tổng hợp prôtêin
Chuỗi pôlypeptid được giải phóng, a.a mở đầu dưới tác dụng của enzym tách khỏi chuỗi pôlypeptid, pôlypeptid tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn tạo prôtêin hoàn chỉnh.
Hai tiểu phần ribôxôm tách rời nhau và tách khỏi mARN.
Quá trình tổng hợp prôtêin trên chỉ có một ribôxôm trượt qua, thực tế có thể có nhiều ribôxôm cùng trượt một lúc tạo thành chuỗi pôlixôm, các ribôxôm cách nhau 50A0 - 100A0.
Chuỗi pôlixôm
.
Mỗi ribôxôm trượt hết mARN thì chỉ tạo ra một chuỗi pôlypeptit
Lưu ý:
Sơ đồ mối quan hệ giữa ADN - ARN - Prôtêin
Câu hỏi: có phải prôtêin lúc nào cũng được tổng hợp trong tế bào?
Trả lời: Prôtêin chỉ được tổng hợp khi cơ thể có nhu cầu, nhờ một cơ chế đặc biệt, đó chính là cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
1965 Mônô và Jacôb đã phát hiện ra cơ chế này ở vi khuẩn.
Gen điều hoà
Gen cấu trúc
Gen vận hành
II. Sự điều hoà quá trình sinh tổng hợp prôtêin
Nhờ cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin mà prôtêin chỉ đựơc tổng hợp khi cơ thể có nhu cầu.
Gen trên AND gồm nhiều loại, giữ những chức năng khác nhau:
Gen cấu trúc: làm nhiệm vụ mã hoá thông tin cấu trúc các prôtêin.
Gen vận hành: làm nhiệm vụ vận hành các gen cấu trúc.
Gen điều hoà: điều hoà hoạt động của các gen cấu trúc.
Câu hỏi: nếu có 8 ribôxôm cùng trượt qua mARN thì sau khi trượt xong, có bao nhiêu prôtêin tạo thành, thuộc mấy loại?
Trả lời: có 8 prôtêin tạo thành, cùng một loại.
Củng cố:
Câu 2: lựa chọn câu đúng
?Chức năng của tARN:
2.1. Cung cấp a.a và năng lượng cho quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
2.2. Vận chuyển a.a và mang bộ ba đối mã với mARN.
2.3. Mang bộ ba đối mã với mARN.
2.4.Tạo các liên kết peptit gữa các a.a.
Trả lời: câu 2.3 là đúng
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Huu Khoa Huan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)