Giao an

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 03/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ ngoan,tham gia vào hoạt động một cách tích cực
- Biết bảo vệ mội trường và bảo vệ thân thể khi thời tiết thay đổi
- Trẻ nói được những điều không nên làm khi có sấm sét
- Chơi được trò chơi “ghép tranh” và “ô số kỳ diệu
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô một cách rõ ràng và trọn câu
- Trẻ biết quá trình tạo mưa và biết lợi ích và tác hại của mưa đối với môi trường
2.Chuẩn bị
- Trẻ thuộc bài thơ “hạt mưa”
- Cô đã cho trẻ quan sát trời mưa trước vài ngày
- Máy vi tính có các slide về mưa
- Tranh rời các quá trình tạo mưa,2 tấm roky cho 2 đội chơi
- Mũ thỏ cho trẻ
- Bài hát “trời nắng trời mưa” và “cho tôi đi làm mưa với” cài sẵn trên máy
- Trò chơi “ghép tranh” và “ô số kỳ diệu” cài sẵn trên máy
3. Tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động 1 : Thu hút trẻ vào hoạt động
- Cho trẻ đội mũ thỏ và hát vận động bài : “trời nắng trời mưa”
- Cô hỏi trẻ
+ Các chú thỏ vừa đi đâu ?
+ Tắm nắng có ích lợi gì ?

+ Tại sao các chú thỏ không tắm nắng nữa mà về nhà ?
+ Vậy khi mưa thì trời như thế nào ? Có gì ?
+ Giáo dục trẻ phải mắc áo mưa khi ra ngoài trời và biết vệ sinh thân thể hàng ngày,bảo vệ môi trường
- Cô hỏi trẻ có khi nào quan sát trời mưa bao giờ chưa ?
- Vậy mưa có từ đâu ?

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu “mưa có từ đâu”
- Cô hướng trẻ nhìn lên màn hình
- Cô mở slide “trời mưa” cho trẻ xem và hỏi trẻ
- Cô dẫn dắt và mở tiếp các slide nói về trình tự của quá trình tạo mưa , mở đến slide nào thì cô hỏi trẻ và đàm thoại về slide đó. Cô hỏi trẻ không nên làm gì khi có sấm sét.
- Cô mở sơ đồ quá trình tạo mưa cho trẻ xem, cô mời 1 trẻ lên giúp cô tạo sơ đồ trên máy
- Cô dẫn dắt và mở slide “cầu vồng”. Hỏi trẻ cầu vồng có mấy màu ? Cầu vồng xuất hiện khi nào ?


- Cho trẻ vận động bài : “cho tôi đi làm mưa với”
- Cô dẫn dắt cho trẻ nói về ích lợi và tác hại của mưa,cô mở các slide trên máy.
- Cô nhận xét giờ hoạt động
- Cô hỏi trẻ : “ Hạt mưa ở đâu ? sau đó đi đâu?” rồi cô cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “Hạt mưa”
3. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi
a. Trò chơi “ghép tranh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và nêu cách chơi,luật chơi cho trẻ
+ Cách chơi : Chia trẻ làm 2 đội đứng thành 2 hàng dọc,khi nghe hiệu lệnh của cô,bạn đứng đầu hàng nhanh chóng chạy lên tìm và dán tranh vào tấm bảng của đội mình. Sau đó chạy về cuối hàng cổ vũ cho bạn tiếp theo
+ Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn một tranh,bức tranh nào chọn sai và dán không đúng vị trí thì sẽ bị loại, đội nào chọn đúng và nhiều tranh thì sẽ chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô mở nhạc không lời để kích thích trẻ chơi
- Cho trẻ kiểm tra và nhận xét cùng cô sau khi chơi

b. Trò chơi : “ô số bí ẩn”
- Cô mở trò chơi đã cài sẵn trên máy
- Cô chia trẻ làm 3 nhóm và phát tranh cho 3 nhóm
- Cách chơi : Cô mời đại diện của từng nhóm lên mở ô số mình thích . Cô đọc câu hỏi có trong ô số ,cho trẻ hội ý với nhau trong vòng 5 giây,sau đó chọn và đưa tranh tương ứng với câu hỏi.
- Luật chơi : Đội nào chọn tranh sai thì không được nhận quà
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét
4. Hoạt động 4 : Kết thúc
- Cô dặn dò và cho trẻ vừa ra ngoài vừa đọc thơ “Hạt mưa”

- Trẻ hát vận động theo cô

- Đi tắm nắng
- Có sức khỏe.chống còi xương


- Trẻ trả lời theo suy nghĩ



- Trẻ trả lời theo suy nghĩ


- Trời mưa

- Trẻ nhìn và trả lời


- 1 trẻ lên thực hiện trên máy
- Có 7 màu, xuất hiện khi trời mưa giông và khi trời vừa mưa vừa nắng
- Trẻ hát vận động
- Trẻ trả lời


- Trẻ vừa đi vừa đọc thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)