Giáo án

Chia sẻ bởi Trần Xuân Lượng | Ngày 03/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: giáo án thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
(2013-2016)
CƠ SỞ PHÁP LÝ – TÀI LIỆU THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Thông tư số 17/BGDĐT ban hành Chương trình GDMN
2. Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 của Bộ GDĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề.
3. Kế hoạch số 582/SGDĐT-GDMN ngày 14/5/2014 của Sở GDĐT về triển khai chuyên đề.
4. Công văn số 1216/HD-SGDĐT ngày 22/9/2014 của Sở GDĐT về chỉ đạo thực hiện mô hình điểm.
5. Tài liệu tập huấn chuyên đề tháng 12/2014.
6. Tài liệu tập huấn chuyên đề năm 2015.
Xây dỰng môi trưỜng giáo dỤc
phát triỂn vẬn đỘng cho trẺ
trong trưỜng MẦM NON
NỘI DUNG CHÍNH
1. Ý nghĩa môi trường GDPTVĐ, đồ dùng, dụng cụ luyện tập đối với sự tích cực vận động của trẻ.
2. Các loại môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
3.Góc vận động
4. Trang thiết bị cho phòng giáo dục thể chất ở trường mầm non
5. Giới thiệu một số hình ảnh XD môi trường GDPTVĐ ngoài trời trong trường MN

Ý nghĩa môi trường GDPTVĐ, đồ dùng, dụng cụ luyện tập đối với sự tích cực vận động của trẻ.?
Gồm môi trường gì?
- Cơ sở để xây dựng MT….?
Ai là người xây dựng MT……?
Những khó khăn trong xây dựng môi trường GDPTVĐ cho trẻ?




Th?o lu?n
1. Ý nghĩa môi trường GDPTVĐ, đồ dùng, dụng cụ luyện tập đối với sự tích cực vận động của trẻ.
Xây dựng môi trường GDPTVĐ cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập.
Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau, giúp trẻ có sự nhận thức rõ ràng về vận động, về phương pháp thực hiện với các đồ dùng, dụng cụ luyện tập.
1. Ý nghĩa môi trường GDPTVĐ, đồ dùng, dụng cụ luyện tập đối với sự tích cực vận động của trẻ.
Các dụng cụ luyện tập thể dục giúp nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện khác nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể chất và tâm thần của trẻ, hình thành cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên.
Các dụng cụ luyện tập thể dục kích thích sự lĩnh hội kĩ năng vận động nhanh, chính xác.
Việc trẻ tích cực tham gia chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ luyện tập giúp hình thành cho trẻ các thói quen cẩn thận, chu đáo trong hoạt động.
Môi trường vận động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ. 
2. Các loại môi trường giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non
2.1. Môi trường vật chất
2.1.1. Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp
Phải đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị tối thiểu và theo nội dung GDPTVĐ trong Chương trình GDMN.
Sắp xếp thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tận dụng mọi điều kiện phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường mầm non.

Các đồ dùng, đồ chơi dành cho trẻ nhà trẻ có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được, được đặt ở gần nhóm trẻ.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi có khu vực đủ rộng cho trẻ trườn, bò, đi men và chơi với các đồ chơi phát triển các giác quan, các thiết bị đồ chơi cho trẻ tập đi, tập vận động.
Trẻ 12 - 24 tháng tuổi có thêm khu vực cho trẻ hoạt động với đồ vật, với sách tranh, bút sáp, giấy, các vật dụng và thiết bị, đồ chơi vận động đơn giản.
Trẻ 24 - 36 tháng tuổi có thêm khu vực chơi thao tác vai, chơi với đất nặn, bút vẽ.
Để giúp trẻ 3 – 6 tuổi thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh nên sử dụng nhiều loại đồ vật, đồ dùng, đồ chơi khác nhau.

2.1.2. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và sắp xếp ở khu vực gần phòng nhóm/lớp.
Có vườn cây, bồn hoa, cây cảnh, khu vực nuôi các con vật.
- Diện tích sân vườn được quy hoạch, thiết kế phù hợp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tạo môi trường xanh, thoáng đãng để trẻ chơi, luyện tập PTVĐ.
- Đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu cho trẻ vận động ngoài trời theo các độ tuổi.
- Khai thác sử dụng có hiệu quả.
- Thiết bị, đồ chơi ngoài trời đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động: các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò, trườn, trèo; tung, ném, lăn, bắt; thổi, vươn, …(theo Chương trình GDMN)
- Các thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động cần được bố trí sắp xếp hợp lý, có chỉ dẫn.
- Cần có những thiết bị để vận động với những nguyên liệu thiên nhiên.
- Sắp xếp các khu vực chơi đảm bảo an toàn, dễ quan sát trẻ, tuân theo nguyên tắc đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng tạo.
- Nên dành phần đât trống của trường mầm non để trồng cỏ, tạo sân cát, đường đi đa dạng, gò đất, núi đồi, vườn cổ tích, nhà, lều với các thiết bị, dụng cụ thể dục chuyên biệt.
- Nên có kho đựng các đồ dùng thiết bị ngoài trời .
2.2. Môi trường xã hội
Xây dựng môi trường thân thiện, trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động PTVĐ. Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
3.Góc vận động
Là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
3.1. Những yêu cầu cơ bản trong lựa chọn trang thiết bị cho góc vận động
Lựa chọn thiết bị phụ thuộc vào mục đích phát triển thể chất và phát triển toàn diện của trẻ, cần tương ứng với đặc điểm phát triển và chỉ số nhân trắc của trẻ.
Trang thiết bị phải gắn, bắt vít chặt chẽ. 
Đảm bảo số lượng, đa dạng về chủng loại các dụng cụ luyện tập.
Cần có đầy đủ các loại dụng cụ cho trẻ tập thể dục sáng, thể dục sau ngủ trưa dậy, giờ thể dục, trò chơi vận động và các bài tập ngoài trời, trong nhà, vui chơi giải trí và hội lễ thể dục thể thao.
Lựa chọn trang thiết bị thể thao cần chú ý đến đặc điểm phát triển thể chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng vận động của trẻ.
Chú ý đến vị trí đặt thiết bị tại nơi sử dụng.
3.2. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ luyện tập trong
góc vận động cho trẻ trong lớp
3.2.1. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ nhà trẻ
Cần có một góc nhỏ để sắp đặt các trang thiết bị, các đồ chơi, đồ dùng khác nhau, phù hợp khả năng của trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện vận động mà trẻ thích và có thể. 
Cần sắp xếp sao cho chúng kích thích, khêu gợi hứng thú, tích cực vận động của trẻ.
Cần trang bị thêm những đồ chơi yêu thích cho trẻ như thỏ, gấu, cáo…
Thiết bị thể dục lớn tốt nhất là đặt dọc theo một bên bức tường trống.
Nên để trong hộp, trong hộc tủ và đưa ra cho trẻ sử dụng dần dần, xen kẽ.
3.2.2. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động
cho trẻ 3-4 tuổi
Tạo môi trường thuận lợi: không gian lớp học rộng rãi, có nhiều đồ dùng, dụng cụ luyện tập, đồ chơi. Đặc biệt là giáo viên cần tham gia trực tiếp vào trò chơi vận động ngoài trời và các bài tập thể dục cùng với trẻ.
Sử dụng tủ gỗ nội thất có các ngăn kéo hoặc bánh xe đẩy trong "góc vận động". Cần thường xuyên thay đổi vị trí (thay đổi vị trí, di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, đưa thêm dụng cụ luyện tập mới, …).
Thiết bị lớn đặt dọc theo tường. Dụng cụ nhỏ như bóng mát xa, các loại bóng nhựa, bóng cao su, bóng da, vòng cao su, … cần được lưu giữ trong sọt hoặc hộp mở để trẻ có thể tự do sử dụng.
3.2.3. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động
cho trẻ 4-5 tuổi
Ở lứa tuổi này rất cần phải có "góc vận động" bố trí ở góc lớp. 
Những dụng cụ luyện tập như bóng có kích thước khác nhau, bộ bóng ném (bóng, vòng, các con ki, dây) nên được lưu giữ trong các hộp lớn, không đậy, đặt dọc theo tường phòng học.
Một số các dụng cụ, đồ dùng luyện tập khác nhau cần được cất ở trong kho, sau một thời gian ngắn có thể thay thế, bổ sung, cập nhật các dụng cụ luyện tập mới.
3.2.4. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động
cho trẻ 5-6 tuổi
Cần sắp xếp ở trong tủ hoặc ngăn tủ có khóa/đóng; vòng thể dục, dây thừng, dây nên treo, móc trên tường trong lớp. Thiết bị thể dục được đặt trong lớp sao cho trẻ có thể được tự do tiếp cận và sử dụng chúng…
4. Trang thiết bị cho phòng giáo dục thể chất
ở trường mầm non
Sự sắp xếp các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị thể thao phụ thuộc vào kích thước và mục đích sử dụng của chúng. 
Thang leo, tường thể dục, dây, cột, thang dây được cố định, chắc chắn trên trần nhà hoặc gắn cố định chặt vào tường, kết hợp với các dụng cụ khác như thang, móc, ván, trượt dốc. 
Những dụng cụ lớn cần đặt dọc theo tường. Những tấm ván, thang với móc cần được treo, mọc, đặt ở nơi không ảnh hưởng đến sự tích cực vận động của trẻ.
Các dụng cụ thể dục nhỏ nên giữ trong kệ tủ, trong ngăn kéo, đặt nằm dọc theo tường của phòng thể dục.
4. Trang thiết bị cho phòng giáo dục thể chất
ở trường mầm non
Vòng thể dục, dây thừng, dây ngắn được treo móc đặc biệt. Lưới chơi bóng rổ, bóng chuyền, dây thừng, dây cao su cần được treo từng cặp trên tường từ thấp đến cao.
Các thiết bị phải được bố trí sao cho trẻ có thể tự do tiếp cận và tự sử dụng chúng. Cần có nhà kho nhỏ gần phòng thể dục, giúp giải phóng không gian cho hoạt động phát triển thể chất của trẻ.
Mỗi trường mầm non cần có một khu vực thể dục thể thao với nhiều loại trang thiết bị cho trẻ leo trèo, chui, trườn, luồn lách, chạy, nhảy, chơi các trò chơi vận động, sân vận động mini.


5. Giới thiệu một số hình ảnh XD môi trường GDPTVĐ ngoài trời trong trường MN


Như vậy có thể nói:
Xây dựng môi trường GDPTTC cho trẻ trong trường mầm non cũng chính là Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
THỰC HÀNH
LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO TRẺ VẬN ĐỘNG
Hô hấp, tay-vai, bụng lườn, chân
Vận động cơ bản
Vận động tinh: vò, bóp, nặn, ngắt, xâu, ….
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON


NỘI DUNG GDPTTC CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
GDPT hô hấp và các nhóm cơ lớn.
GDPT vận động cơ bản (VĐ thô), các tố chất trong vận động (nhanh, mạnh, khéo, bền…)
GDPT vận động tinh, sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.


HÌNH THỨC GDPTTC CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Giờ học thể dục
Thể dục sáng
Phút thể dục - thể dục chống mệt mỏi
Trò chơi vận động, trò chơi thể thao
Dạo chơi
Tuần lễ sức khỏe
Ngày Hội thể dục thể thao
Giáo dục PTVĐ cá nhân
Các hoạt động GDPTVĐ tinh


XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GDPTTC CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Chia nhóm thảo luận:
Xây dựng kế hoạch GDPT các nhóm cơ và hô hấp.
Xây dựng kế hoạch GDPT vận động cơ bản, các tố chất trong vận động.
Xây dựng kế hoạch GDPT vận động tinh, sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ


KẾ HOẠCH GDPTVĐ


Thông qua việc lập kế hoạch GDPTVĐ cho trẻ giúp cho các nhà quản lý xác định được mức độ đáp ứng về thiết bị thực tế của nhà trường so với yêu cầu (để làm cơ sở tự trang bị hay kêu gọi các nguồn đầu tư). Hạn chế được thực trạng lãng phí thiết bị hiện nay. Đồng thời giúp kiểm soát được nội dung GDPTVĐ quy định, tránh bỏ sót trong quá trình thực hiện.
Giúp giáo viên chủ động trong việc khai thác các thiết bị sẵn có và làm bổ sung thiết bị, phát huy hiệu quả GDPTVĐ của lớp mình hơn…
Xin trân trọng cảm ơn!
Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Lượng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)