Giao an

Chia sẻ bởi Nguyển Thị Hương | Ngày 26/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày 20 tháng 08 năm 2009
Tiết 3
Bài 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (TT)
I./ Mục tiêu bài học : Học xong bài này, HS đạt được:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất của PL ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.
2.Về kiõ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
3.Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
II/ Nội dung dạy và học :
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức ?
Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội ?
III/ Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, vấn đáp, đặt vấn đề, tạo tình huống , trực quan…
IV/ Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo viên, sách giáo khoa GDCD 12, sổ tay kiến thức về pháp luật.
Hình ảnh, đồ dùng và tài liệu về pháp luật…
V/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
1/ Em hãy phân tích bản chất của pháp luật ?

2. Giới thiệu bài mới: Pháp luật là một phương tiện công bằng và dân chủ nhất để nhà nước quản lý xã hội đồng thời để người dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích của mình một cách hiệu quả. Vì vậy pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

 Hoạt động 1 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị, đạo đức ?
Cách tiến hành:
Gv trình bày trong khung, chia nhóm làm việc à quy định thời gian điền vào ô nội dung. ( t.gian 4p)
Nhóm 1 : tìm hiểu mối quan hệ giữa kinh tế và pháp luật, cho ví dụ làm rõ?
Nhóm 2: tìm hiểu mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật, cho ví dụ làm rõ?
Nhóm 3 : tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật ? cho ví dụ làm rõ?
Nhóm 4 : nhận xét và bổ sung
- HS nhóm 2, 3 và 4 tiếp tục làm việc.
GV : Mối quan hệ giữa PL và chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và PL của NN. Thông qua PL, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.
- Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng, được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm của một cộng đồng người về cái thiện, cái ác, sự công bằng, về nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội.

GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ.
GV lấy ví dụ trong thực tế về những quan niệm đạo đức truyền thống trước đây được Nhà nước đưa vào thành các quy phạm pháp luật để HS khắc sâu kiến thức.
Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hoặc : Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, đối với nhà nước?
Mục tiêu: HS biết vận dụng bài học vào các tình huống trong đời sống xã hội
Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi tình huống, hs trao
đổi.
- Có quan điểm cho rằng, chỉ cần phát triển kinh tế thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì vậy, quản lí xã hội và giải quyết các xung đột bằng các công cụ kinh tế là thiết thực nhất, hiệu quả nhất !
- HS thảo luận cả lớp.
- GV tổng kết ý kiến tranh luận của HS, phân tích những mặt hợp lí, chưa hợp lí đối với việc sử dụng phương tiện quản lí một chiều nếu không được sử dụng phối hợp với các phương tiện.
- GV phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyển Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)