Giao an

Chia sẻ bởi Khổ Qua Đắng | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Tuần : 7 Ngày soạn: 24.9.10
Tiết : 31 Ngày dạy: 4.10.10




I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Thương cảm cho số phận người phụ nữ, tôn trọng những tình cảm cao đẹp củanàng Kiều đối với người thân của mình.
II.CHUẨN BỊ :
- Thầy: Tham khảo SGK , SGV , soạn giáo án .
- Trò: Soạn bài theo hướng dẫn của GV .
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động 1: (5’)
KHỞI ĐỘNG

-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:





-Giới thiệu bài mới:










-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi:
-Đọc thuộc lòng đoạn trích cảnh ngày xuân? Nêu đại ý?
- Đoạn thơ “ Cảnh ngày Xuân “ của Nguyễn Du – Thuộc phương thức biểu đạt nào ?
Giới thiệu bài:
Miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành tựu đặc sắc nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong” Truyện Kiều”. Có thể nói đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”là thành công rực rỡ của Nguyễn Du qua việc miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình. Đồng thời với đoạn trích này ta sẽ thấy được nỗi lòng của Kiều trong những ngày khởi đầu cuộc đời đầy gian truân, sóng gió.
- Ghi tựa bài mới lên bảng.





-Lớp trưởng báo cáo.

-Trả lời: Đọc thuộc lòng như ở SGK và nêu đại ý.
- Định hướng : Miêu tả kết hợp với tự sự .




- HS lắng nghe …











- Ghi tựa bài mới vào tập .

 Hoạt động 2: (32’)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I.Tìm hiểu chung:






1.Vị trí đoạn trích:
Sau đoạn :“Mã Giám Sinh mua Kiều”.
2.Đại ý:
Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.







II.Phân tích văn bản:
1.Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều :
(6 câu đầu)

-Kiều bị giam lỏng.

-Khung cảnh được gợi bằng những hình ảnh: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa.
-> không gian hoang vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi -> con người càng lẻ loi
( Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn, đơn độc hoàn toàn .





-Hướng dẫn HS đọc văn bản: Chú ý đọc diễn cảm những đoạn thể hiện tâm trạng của Kiều. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.Nhận xét cách đọc của hs
-Gọi HS đọc chú thích
-Hỏi:Vị trí đoạn trích nằm ở phần nào của truyện?

-Hỏi:Nội dung chính của đoạn trích?



-Hỏi:Em hãy tìm bố cục của đoạn thơ ?

* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích như bố cục đã chia. Trước tiên là khung cảnh bi kịch của Kiều.

-Gọi HS đọc lại 6 câu đầu.
(Giải thích từ : khoá xuân ).
-Giải thích thêm -> Kiều bị giam lỏng
-Hỏi:Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được nhìn qua con mắt của Kiều.Em hãy cho biết không gian ở đây được mở ra theo những chiều khác nhau như thế nào?
-Hỏi:Hình ảnh “mây sớm đèn khuya”gợi tính chất gì của thời gian? Cùng với hình ảnh “tấm trăng gần ở chung” diễn tả tình cảnh của Thuý Kiều như thế nào ?
-Nhận xét, chốt ý, kết luận





-Nghe

-HS đọc.


-HS đọc.
- Cá nhân trả lời .


- Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.

-Trả lời: 3 phần (6 câu đầu: khung cảnh bi kịch; 8 câu kế: nỗi nhớ của Kiều; 8 câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khổ Qua Đắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)