Giáo an 24-36 T
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Ngọc |
Ngày 05/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Giáo an 24-36 T thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
ĐỀ TÀI: BÒ NGANG NHƯ CUA
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thanh Tuyết
Lớp thực tập: 25 – 36th (1) – Trường Mầm non Quận Tân Bình.
Mục đích – yêu cầu:
Trẻ biết được cách di chuyển của con cua là bò ngang.
Phát triển vận động tinh: rèn luyện cơ ngón tay.
Chuẩn bị:
Giấy khổ lớn (Ao)
Khay màu nước.
Mô hình hang cua.
Tạp dề.
Tiến hành hoạt động:
Oån định: Hát “Đi câu cá”
Hoạt động 1: “Cắp cua bỏ giỏ”
- Chơi trò chơi “cắp cua bỏ giỏ”. Làm động tác mô phỏng hành động cắp cua bỏ giỏ bằng ngón tay và bàn tay.
- Cô tạo tình huống: “mất giỏ cua” và cho trẻ đi tìm giỏ cua, sau đó phát hiện ra dấu chân của một con vật trước cửa hang.
+ Các bạn đoán xem, đây là dấu chân của con gì vậy?
- Trẻ đoán, cô gợi ý trẻ nhìn vào hang tìm xem có con gì ở trong hang.(Con cua)
- Cô trò chuyện cho trẻ biết đây là dấu chân cua.
- Cô hỏi trẻ về dáng đi của con cua.
+ Các con có biết cua di chuyển như thế nào không?
+ Cua bò như thế nào?
- Cho trẻ nói câu trọn vẹn: “Con cua bò ngang”
+ Bây giờ các con cùng làm những con cua bò ngang nha.
- Cô làm mẫu động tác cua bò bằng ngón tay (cô là cua mẹ), cho trẻ làm theo cô (trẻ là cua con).
- Cua mẹ và cua con cùng đi chơi. Cô khuyến khích trẻ cử động các ngón tay khi di chuyển.
- Cô hướng trẻ đến những khay màu nước. Vừa đi vừa đọc thơ “con cua”
Con cua tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày
Hoạt động 2: “Dấu chân ngộ nghĩnh”
- Cho trẻ chấm ngón tay vào màu nước, di chuyển ngón tay trên nền giấy Ao tạo thành dấu chân cua.
- Trò chuyện về những dấu chân ngộ nghĩnh: Dấu chân của ai? Các con làm như thế nào để có dấu chân này? Đẹp không? Thấy tay mình thếnào? Vậy thì mình phải làm gì? Đúng rồi đi rửa tay cho sạch.
- Kết thúc: “Vệ sinh đôi tay”.
ĐỀ TÀI: CON GÌ THẾ NHỈ?
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thanh Tuyết
Lớp thực tập: 25 – 36th (1) – Trường Mầm non Quận Tân Bình.
Mục đích – yêu cầu:
Phát triển kĩ năng quan sát và ngôn ngữ để trẻ biết được những đặc điểm của con cua: tám cẳng, hai càng, một mai, hai mắt.
Chuẩn bị:
Hồ nước có tôm, cua, cá thật.
Cua lớn, cua nhỏ bằng giấy bìa cứng.
Tiến hành hoạt động:
Oån định: Trò chuyện đố trẻ về những con vật sống dưới nước.
Hoạt động 1: “Con gì thế nhỉ?”
- Cho trẻ quan sát hồ tôm, cua, cá thật.
+ Các con thấy có những con vật nào trong hồ nước?
- Cô trò chuyện và hướng chú ý của trẻ đến con cua.
- Cô cho con cua bò ra sàn để trẻ quan sát các đặc điểm bộ phận của con cua.
+ Con cua bò bằng gì vậy con?
- Cô cho càng cua kẹp vào một đồ vật và hỏi trẻ về cái càng cua.
+ Càng cua kẹp rất đau, các con không nên cho tay vào càng cua nha.
- Hỏi trẻ về mắt cua và mai cua:
+ Cái gì thò ra thụt vào đây? (mắt cua)
+ Có mấy con mắt? Đếm xem. (2 con mắt)
- Cô gõ nhẹ vào mai cua hỏi:
+ Còn cái này gọi là gì? (mai cua)
+ Có mấy cái mai? (1 cái mai)
+ Cô còn có một con cua khác to hơn nữa, các con qua đây cùng xem với cô nha.
- Cô cho con cua thật vào hồ nước, hướng trẻ đến con cua lớn bằng giấy bìa cứng.
Hoạt động 2: “Đọc thơ: Con cua”
- Cô đọc thơ kết hợp sử dụng hình ảnh con cua:
Con cua tám cẳng hai càng
Một mai hai mắt rõ ràng con cua.
- Cho mỗi trẻ một con cua bằng giấy bìa. Trẻ cầm và đọc thơ cùng cô (2lần).
- Cô chỉ vào từng bộ phận con cua và cho trẻ đếm cẳng cua, càng cua, mắt cua, mai cua.
Cho trẻ đọc theo nhóm (1 lần).
Mời cá nhân từng trẻ vừa đọc vừa làm động tác minh họa.
-
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thanh Tuyết
Lớp thực tập: 25 – 36th (1) – Trường Mầm non Quận Tân Bình.
Mục đích – yêu cầu:
Trẻ biết được cách di chuyển của con cua là bò ngang.
Phát triển vận động tinh: rèn luyện cơ ngón tay.
Chuẩn bị:
Giấy khổ lớn (Ao)
Khay màu nước.
Mô hình hang cua.
Tạp dề.
Tiến hành hoạt động:
Oån định: Hát “Đi câu cá”
Hoạt động 1: “Cắp cua bỏ giỏ”
- Chơi trò chơi “cắp cua bỏ giỏ”. Làm động tác mô phỏng hành động cắp cua bỏ giỏ bằng ngón tay và bàn tay.
- Cô tạo tình huống: “mất giỏ cua” và cho trẻ đi tìm giỏ cua, sau đó phát hiện ra dấu chân của một con vật trước cửa hang.
+ Các bạn đoán xem, đây là dấu chân của con gì vậy?
- Trẻ đoán, cô gợi ý trẻ nhìn vào hang tìm xem có con gì ở trong hang.(Con cua)
- Cô trò chuyện cho trẻ biết đây là dấu chân cua.
- Cô hỏi trẻ về dáng đi của con cua.
+ Các con có biết cua di chuyển như thế nào không?
+ Cua bò như thế nào?
- Cho trẻ nói câu trọn vẹn: “Con cua bò ngang”
+ Bây giờ các con cùng làm những con cua bò ngang nha.
- Cô làm mẫu động tác cua bò bằng ngón tay (cô là cua mẹ), cho trẻ làm theo cô (trẻ là cua con).
- Cua mẹ và cua con cùng đi chơi. Cô khuyến khích trẻ cử động các ngón tay khi di chuyển.
- Cô hướng trẻ đến những khay màu nước. Vừa đi vừa đọc thơ “con cua”
Con cua tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày
Hoạt động 2: “Dấu chân ngộ nghĩnh”
- Cho trẻ chấm ngón tay vào màu nước, di chuyển ngón tay trên nền giấy Ao tạo thành dấu chân cua.
- Trò chuyện về những dấu chân ngộ nghĩnh: Dấu chân của ai? Các con làm như thế nào để có dấu chân này? Đẹp không? Thấy tay mình thếnào? Vậy thì mình phải làm gì? Đúng rồi đi rửa tay cho sạch.
- Kết thúc: “Vệ sinh đôi tay”.
ĐỀ TÀI: CON GÌ THẾ NHỈ?
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thanh Tuyết
Lớp thực tập: 25 – 36th (1) – Trường Mầm non Quận Tân Bình.
Mục đích – yêu cầu:
Phát triển kĩ năng quan sát và ngôn ngữ để trẻ biết được những đặc điểm của con cua: tám cẳng, hai càng, một mai, hai mắt.
Chuẩn bị:
Hồ nước có tôm, cua, cá thật.
Cua lớn, cua nhỏ bằng giấy bìa cứng.
Tiến hành hoạt động:
Oån định: Trò chuyện đố trẻ về những con vật sống dưới nước.
Hoạt động 1: “Con gì thế nhỉ?”
- Cho trẻ quan sát hồ tôm, cua, cá thật.
+ Các con thấy có những con vật nào trong hồ nước?
- Cô trò chuyện và hướng chú ý của trẻ đến con cua.
- Cô cho con cua bò ra sàn để trẻ quan sát các đặc điểm bộ phận của con cua.
+ Con cua bò bằng gì vậy con?
- Cô cho càng cua kẹp vào một đồ vật và hỏi trẻ về cái càng cua.
+ Càng cua kẹp rất đau, các con không nên cho tay vào càng cua nha.
- Hỏi trẻ về mắt cua và mai cua:
+ Cái gì thò ra thụt vào đây? (mắt cua)
+ Có mấy con mắt? Đếm xem. (2 con mắt)
- Cô gõ nhẹ vào mai cua hỏi:
+ Còn cái này gọi là gì? (mai cua)
+ Có mấy cái mai? (1 cái mai)
+ Cô còn có một con cua khác to hơn nữa, các con qua đây cùng xem với cô nha.
- Cô cho con cua thật vào hồ nước, hướng trẻ đến con cua lớn bằng giấy bìa cứng.
Hoạt động 2: “Đọc thơ: Con cua”
- Cô đọc thơ kết hợp sử dụng hình ảnh con cua:
Con cua tám cẳng hai càng
Một mai hai mắt rõ ràng con cua.
- Cho mỗi trẻ một con cua bằng giấy bìa. Trẻ cầm và đọc thơ cùng cô (2lần).
- Cô chỉ vào từng bộ phận con cua và cho trẻ đếm cẳng cua, càng cua, mắt cua, mai cua.
Cho trẻ đọc theo nhóm (1 lần).
Mời cá nhân từng trẻ vừa đọc vừa làm động tác minh họa.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Ngọc
Dung lượng: 33,72KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)