Giáo án 2 cột lớp 11

Chia sẻ bởi Đặng Thị Huệ | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: giáo án 2 cột lớp 11 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : 30.8.2015
Phần I: ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Tiết 1. Bài 1: ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG (Coulomb)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được trong tự nhiên có hai loại điện tích, các đặc tính của chúng và các phương pháp làm nhiễm điện giữa cho một vật; Nắm được khái niệm điện tích, điện tích điểm, các loại điện tích và cơ chế của sự tương tác giữa các điện tích; Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật tương tác tĩnh điện Coulomb;
2. Kĩ năng:
- Áp dụng biểu thức của định luật tương tác tĩnh điện Coulomb và nguyên lí chồng chất lực điện để giải một số bài toán cơ bản liên quan đến lực tương tác, cân bằng tĩnh điện; giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế.
3. Thái độ:
- Nắm kiến thức chủ động, không áp đặt.
4. Phát triển năng lực : Bản chất của định luật cu lông, lực tương tác
II. CHUẨN BỊ
GV: một số TN đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát; một bình điện nghiệm; hình vẽ cân xoắn
HS: Ôn lại kiến thức về điện của VL 7.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, đàm thoại,
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

11A3



11A5



11A6



2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, điện tích điểm, tương tác giữa các điện tích.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG

GV: biểu diễn một số TN đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát trả lời câu hỏi sau:
GV: Có mấy cách làm cho vật bị nhiễm điện?
HS: Có ba cách nhiễm điện
GV: Đó là những cách nào?
HS: Cọ sát, tiếp xúc, hưởng ứng
GV:Làm thế nào để biết được vật nhiễm điện ?
HS:Vật có thể hút được những vật nhẹ



TÍch hợp Giáo dục cho học sinhcó ý thức bảo vệ môi trườngsơn tĩnh điện, trống ăn mòn dưới tácđộng của môi trườngđể các em phân biệt được hai loại điện tích.
GV:Vật bị nhiễm điện còn gọi là gì
HS:Vật nhiễm điện hay gọi là vật mang điện, tích điện hay điện tích
GV: Nhắc lại chất điểm và cho HS định nghĩa điện tích điểm là gì?
HS: là vật tích điện có kích thước rất nhỏ
GV:Có mấy loại điện tích, kể tên
HS:Có hai loại: điện tích âm, điện tích dương
GV:Cho biết sự tương tác giữa các loại điện tích này
HS:Hai điện tích cùng dấu ( đẩy nhau, trái dấu ( hút nhau.
I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện.
1. Sự nhiễm điện của các vật.






-Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ sát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.
2. Điện tích. Điện tích điểm
- Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
- Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

3. Tương tác điện. Hai loại điện tích.
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
- Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.
- Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.

Hoạt động 2: Nghiên cứu định luật Coulomb và hằng số điện môi.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG


GV:Lực tương tác giữa các điện tích điểm còn gọi là gì
HS:Lực điện hay lực Cu – lông
GV:Nêu cấu tạo,cách tiến hành thí nghiệm với chiếc cân xoắn, Cu – lông ?
HS: Hai quả cầu kim loại A và B, A cố định, Blinh động và tích điện cùng dấu.
GV:Khi hai quả cầu cùng dấu đẩy nhau làm dây soắn lại ,độ soắn của dây treo cho phép ta xá định lực tương tác giữa hai quả cầu. Kết hợp với kết quả TN cân soắn cu lông đưa ra KL sau?
GV: YC HS biểu diễn phương và chiều của hai điện tích cùng dấu và trái dấu?
HS : làm nhiệm vụ cô giáo phân công
GV: Nêu đặc điểm của vectơ lực điện?
HS: - Đặc điểm: Vectơ lực nằm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)