Giao an 11nang cao
Chia sẻ bởi Lê Anh Kiệt |
Ngày 26/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: giao an 11nang cao thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
PHẦN IV: SINH HỌC CƠ THỂ
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, HS cần:
1.Kiến thức:
- Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ và quá trình vận chuyển nước ở thân.
- Trình bày được mối liên hệ giữa cấu trúc của lông hút với quá trình hấp thụ nước của cây.
- Nêu được các con đường vận chuyển nước từ Môi trường qua lông hút vào mạch gỗ của rễ , từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ thân và lên mạch gỗ lá.
- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của thực vật.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tổng hợp (Phân tích các hình vẽ minh họa, sử dụng chúng kết hợp với kiến thức được học để hiểu rõ hơn các kiến thức cơ bản của bài).
3. Thái độ: Học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn trồng trọt.
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Quá trình hấp thụ nước ở rễ với 2 con dường:
+ Thành tế bào - gian bào.
+ Chất nguyên sinh - không bào.
- Hai con đường đó thực hiện được dựa trên cơ sở chênh lệch áp suất thẩm thấu theo hướng tăng dần từ đất đến mạch gỗ của rễ.
- Quá trình vận chuyển nước ở thân (Từ rễ lên lá) được thực hiện do sự phối hợp giữa lực hút của lá, lực đẩy của rễ và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch).
III. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại.
IV. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ ở SGK và sách G.Viên, các thí nghiệm chứng minh (nếu có thể)
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu tóm tắt nội dung phần IV, mục tiêu chương I.
3. Bài mới:
Mở bài:
GV: Khi các cây trồng bị bón phân quá liều lượng thì chúng sẽ có hiện tượng gì?
HS: Héo rũ và chết.
GV: Phải chăng chúng bị mất nước kéo dài dẫn đến hiện tượng trên?
Để hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài:
TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
Hoạt động 1:
I. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
TIỂU KẾT
- Dựa vào kiến thức sinh học 10, hãy cho biết: Phân tử nước có tính chất đặc biệt gì?
- Với tính chất đặc biệt đó, nước tồn tại trong đất và trong cây ở những dạng nào? Vai trò của những dạng đó đối với cây?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
- Với những vai trò quan trọng đó, nhu cầu nước đối với thực vật như thế nào?
(VD: 1 cây ngô cần 200 Kg nước trong suốt thời gian sinh trưởng--> 1ha ngô: 8000 tấn H2O).
Trả lời theo yêu cầu của giáo viên dựa trên kiến thức bài 7 sinh học 10 và kết hợp với nội dung SGK
Trả lời theo yêu cầu của giáo viên
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó:
- Nước tự do:
+ Là dung môi hòa tan các chất.
+ Là nguyên liệu của các quá trình trao đổi chất.
+ Làm giảm nhiệt độ đồng thời tạo điều kiện cho khí CO2 thâm nhập tốt qua lá khi thoát hơi nước.
+ Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho các quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
- Nước liên kết: Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào, làm tăng tính chống chịu của cây.
2. Nhu cầu nước đối với cây:
Cây cần một lương nước rất lớn trong suốt đời sống của nó.
VD: SGK
Hoạt động 2: II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ
- Sự khác nhau giữa cơ quan hấp thụ nước ở thực vật thủy sinh và thực vật cạn?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
- Quan sát hình 1.1 và kết hợp với nội dung SGK, nêu các đặc điểm của bộ rễ liên quan đến qúa trình hấp thụ nước?
- Tại sao với 3 đặc điểm cấu trúc như vậy, lông hút khả năng hút nước hoàn thiện nhất?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, HS cần:
1.Kiến thức:
- Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ và quá trình vận chuyển nước ở thân.
- Trình bày được mối liên hệ giữa cấu trúc của lông hút với quá trình hấp thụ nước của cây.
- Nêu được các con đường vận chuyển nước từ Môi trường qua lông hút vào mạch gỗ của rễ , từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ thân và lên mạch gỗ lá.
- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của thực vật.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tổng hợp (Phân tích các hình vẽ minh họa, sử dụng chúng kết hợp với kiến thức được học để hiểu rõ hơn các kiến thức cơ bản của bài).
3. Thái độ: Học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn trồng trọt.
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Quá trình hấp thụ nước ở rễ với 2 con dường:
+ Thành tế bào - gian bào.
+ Chất nguyên sinh - không bào.
- Hai con đường đó thực hiện được dựa trên cơ sở chênh lệch áp suất thẩm thấu theo hướng tăng dần từ đất đến mạch gỗ của rễ.
- Quá trình vận chuyển nước ở thân (Từ rễ lên lá) được thực hiện do sự phối hợp giữa lực hút của lá, lực đẩy của rễ và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch).
III. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại.
IV. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ ở SGK và sách G.Viên, các thí nghiệm chứng minh (nếu có thể)
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu tóm tắt nội dung phần IV, mục tiêu chương I.
3. Bài mới:
Mở bài:
GV: Khi các cây trồng bị bón phân quá liều lượng thì chúng sẽ có hiện tượng gì?
HS: Héo rũ và chết.
GV: Phải chăng chúng bị mất nước kéo dài dẫn đến hiện tượng trên?
Để hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài:
TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
Hoạt động 1:
I. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
TIỂU KẾT
- Dựa vào kiến thức sinh học 10, hãy cho biết: Phân tử nước có tính chất đặc biệt gì?
- Với tính chất đặc biệt đó, nước tồn tại trong đất và trong cây ở những dạng nào? Vai trò của những dạng đó đối với cây?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
- Với những vai trò quan trọng đó, nhu cầu nước đối với thực vật như thế nào?
(VD: 1 cây ngô cần 200 Kg nước trong suốt thời gian sinh trưởng--> 1ha ngô: 8000 tấn H2O).
Trả lời theo yêu cầu của giáo viên dựa trên kiến thức bài 7 sinh học 10 và kết hợp với nội dung SGK
Trả lời theo yêu cầu của giáo viên
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó:
- Nước tự do:
+ Là dung môi hòa tan các chất.
+ Là nguyên liệu của các quá trình trao đổi chất.
+ Làm giảm nhiệt độ đồng thời tạo điều kiện cho khí CO2 thâm nhập tốt qua lá khi thoát hơi nước.
+ Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho các quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
- Nước liên kết: Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào, làm tăng tính chống chịu của cây.
2. Nhu cầu nước đối với cây:
Cây cần một lương nước rất lớn trong suốt đời sống của nó.
VD: SGK
Hoạt động 2: II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ
- Sự khác nhau giữa cơ quan hấp thụ nước ở thực vật thủy sinh và thực vật cạn?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
- Quan sát hình 1.1 và kết hợp với nội dung SGK, nêu các đặc điểm của bộ rễ liên quan đến qúa trình hấp thụ nước?
- Tại sao với 3 đặc điểm cấu trúc như vậy, lông hút khả năng hút nước hoàn thiện nhất?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Anh Kiệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)