GIÁO ÁN 11 SOẠN THEO HƯỚNG PTTD

Chia sẻ bởi Võ Thị Luận | Ngày 26/04/2019 | 119

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN 11 SOẠN THEO HƯỚNG PTTD thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : 24/01/2016 Tuần : 23
Ngày dạy : 27/01/2016 : 44
CHUYÊN ĐỀ : CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
A. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề
Chuyên đề “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” đề cập nghiên cứu khái niệm từ thông , hiện tượng cảm ứng điện từ, địnhluật len sơ về chiều dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng , hiện tượng tự cảm, năng lượng cảu cuộn dây tự cảm .
B. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
Nội dung 1: TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. thông :
1. Định nghĩa Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều: ( = BScos(
Với ( là góc giữa pháp tuyến và 
2. Đơn vị từ thông
Trong hệ SI đơn vị từ thông là vêbe (Wb).
1Wb = 1T.1m2.
II. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
khi một trong các đại lượng B, S hoặc ( qua khung dây thay đổi thì từ thông ( biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện một dòng điện gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
III. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng
1.Định luật Len – xơ :
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
2.hợp từ thông qua (C) biến thiên do chuyển động :
Khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
IV. Dòng điện Fu-cô
Dòng điện Fu – Cô : Là dòng điện cảm ứng suất hiện trong khối kim loại khi khối KL chuyển động trong từ trường có phương không song song với đường sức từ .
Nội dung 2: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín
1. Định nghĩa: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
2. Định luật Fa-ra-đây Suất điện động cảm ứng: eC = -
Nếu chỉ xét về độ lớn của eC thì: |eC| =
Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.
II. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ
Sự xuất hiện dấu (-) trong biểu thức của eC là phù hợp với định luật Len-xơ.
Trước hết véctơ pháp tuyến dương
- Nếu ( tăng thì eC < 0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược chiều với chiều của mạch.
- Nếu ( giảm thì eC > 0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) cùng chiều với chiều của mạch.
III. Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ
Công cơ học làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch, nghĩa là tạo ra điện năng. Vậy bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ đã nêu ở trên là quá trình chuyển hóa cơ năng thành điện năng.
Nội dung 3: TỰ CẢM
I. Từ thông riêng qua một mạch kín
Từ thông riêng của một mạch kín có dòng điện chạy qua: ( = Li
L : độ tự cảm .( 1H =
VD : - Độ tự cảm của một ống dây:
L = 4(.10-7S
- Nếu ống dây có lõi thép :
L = 4(.10-7S
Với ( là độ từ thẩm đặc trưng cho lõi thép .
II. Hiện tượng tự cảm
1. Định nghĩa: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên của từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
2. Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm
III. Suất điện động tự cảm
1. Suất điện động tự cảm
Suất điện động cảm ứng trong mạch xuát hiện do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.
Biểu thức suất điện động tự cảm:
etc = - L
Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm (Đọc thêm)
IV. Ứng dụng
Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong các mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Luận
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)