Giao an 11 Dien dan dung

Chia sẻ bởi Trần Văn Vĩnh | Ngày 26/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Giao an 11 Dien dan dung thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

TIẾT THỨ
16 - 18 Ngày soạn: 3 /10/2010

THỰC HÀNH: SỬ DỤNG VẠN NĂNG KẾ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức đo điện trở, biết cách phát hiện hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế.
2.Kỹ năng:
- Đo được điện trở, biết cách phát hiện hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế một cách thành thạo.
3.Thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, khoa học, cẩn thận.
B.PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hành theo nhóm.
C. CHUẨN BỊ:
1-Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học như: Đồng hồ vạn năng: 4 cái, Bảng mạch đo điện trở: 8 bảng, mỗi bảng gồm các linh liện: Cầu chì, cuộn dây, dây dẫn, bóng đèn, điện trở.
2- Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi chép, SGK, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
I/ Ổn định tổ chức: 1 phút
Kiểm danh, nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy ( nếu cần thiết ).
II/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu cách đo công suất và đo điện năng tiêu thụ?
III/ Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 1 phút
Tiết trước các em đã được thực hành đo dòng điện và điện áp xoay chiều, đo công suất và điện năng, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài mới thực hành sử dụng vạn năng kế.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức

GV đặt câu hỏi:
+VNK là loại đồng hồ như thế nào?Em có hiểu biết gì về loại đồng hồ này?
+VNK thường dùng để đo những đại lượng nào?Ưu điểm ra sao?

*GVtóm tắt lại chức năng và nhiệm vụ của VNK

*GV lưu ý về vấn đề sử dụng và độ chính xá của VNK
*GV giới thiệu cơ cấu đo của VNK.Đó là cơ cấu đo kiểu từ điện.
*GV yêu cầu HS xem cấu tạo bên ngoài của vạn năng kế đồng thời kết hợp với hình vẽ (Hình 6.1-SGK) để hiểu rõ các chi tiết,các núm .(GV có thể vẽ sơ đồ cấu tạo bên ngoài của VNK lên bảng).
*GV diễn giải:
Trên mặt VNK thường có nhiều thang đo,mức điều chỉnh,lỗ cắm điện.Vì vậy việc sử dụng phải tuân theo đúng chỉ dẫn để tránh xảy ra hư hỏng.
*GV lần lượt giới thiệu cách đo các đại lượng:dòng điện một chiều,xoay chiều,điện áp một chiều,xoay chiều,điện trở.

*GV diễn giải:
Trên mặt VNK thường có nhiều thang đo,mức điều chỉnh,lỗ cắm điện…Vì vậy việc sử dụng phải tuân theo đúng chỉ dẫn để tránh xảy ra hư hỏng.
*GV lần lượt giới thiệu cách đo các đại lượng:dòng điện một chiều,xoay chiều,điện áp một chiều,xoay chiều,điện trở.

*GV chia lớp thành các nhóm thực hành.Mỗi nhóm HS nhận thiết bị và dụng cụ thực hành.
*GV giao nhiệm vụ làm thực hành cho các nhóm:
- Quan sát mô tả cấu tạo ngoài của vạn năng kế
- Tìm hiểu cách sử dụng vạn năng kế các núm chỉnh trên mặt đồng hồ
- Tìm hiểu 2 que đo
chú ý không chạm tay vào 2 que đo để tránh sai số
*GV: Dùng đồng hồ để cho HS quan sát và hướng dẫn các em điều chỉnh.
Lưu ý: Động tác này cần phải thực hiện mỗi khi đo điện trở, vì nguồn pin trong vạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Vĩnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)