GIAO AN 11
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lên |
Ngày 25/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: GIAO AN 11 thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Chương I - MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Bài 1: Khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
A. MỤC TIÊU
- Biết khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
- Biết có ba lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Biết khái niệm biên dịch và thông dịch.
B. CHUẨN BỊ DẠY - HỌC
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức:
Lớp
11
11
11
Ghi chú
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Khái niệm lập trình:
Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
Ngôn ngữ lập trình và phân loại:
Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình.
Ngôn ngữ lập trình được chia làm 3 loại: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
Ngôn ngữ máy: chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể được nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay.
Hợp ngữ: rất gần với ngôn ngữ máy nhưng mã lệnh được thay bằng tên viết tắt của thao tác (thường là bằng tiếng Anh). Chương trình viết bằng hợp ngữ phải được dịch ra ngôn ngữ máy trước khi có thể thực hiện được trên máy tính.
Ngôn ngữ bậc cao: là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mỡi có thể thực hiện được.
Chương trình dịch: Là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính (chương trình viết bằng ngôn ngữ máy)
Chương trình dịch được chia làm 2 loại: thông dịch và biên dịch.
Thông dịch (interpreter): được thực hiện bằng cách lặp lại dãy các bước sau:
+ Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
+ Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
+ Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được.
Biên dịch (Compiler): được thực hiện qua 2 bước:
+ Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
+ Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
GV: Như ta đã biết, mọi bài toán đều có thể giải được trên máy tính điện tử. Khi giải bài toán trên máy tính điện tử, sau các bước xác định bài toán và xây dựng hoặc lựa chọn thuật toán khả thi ta cần phải làm thế nào để máy tính hiểu và thực hiện được thuật toán đã lựa chọn để giải bài toán. Theo các em ta phải làm thế nào?
HS: Cần diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được (Tiếng Anh, Tiếng Việt, ..., ngôn ngữ lập trình.).
GV: Việc mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể gọi là lập trình.
Yêu cầu HS phát biểu khái niệm lập trình.
HS: Phát biểu khái niệm lập trình.
GV: Kết quả của hoạt động lập trình là gì?
HS: Ta được một chương trình.
GV: Ý nghĩa của lập trình là gi?
HS: Tạo ra các chương trình giải được các bài toán trên máy tính.
GV: Em hiểu thế nào về ngôn ngữ lập trình?
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
GV: Hãy nêu các loại ngôn ngữ lập trình mà em biết?
HS: ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
GV: Theo em ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao khác nhau như thế nào?
HS: trả lời câu hỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)