Giao an

Chia sẻ bởi Kiều Đức Tiến | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

UBND xã Dế Xu Phình
TTHTCĐ xã Dế Xu Phình
Vai trò và lợi ích của việc
học trung học cơ sở
Theo quan niệm của một số bà con học như thế nào là đủ?
- Đối với rất nhiều người dân trong cộng đồng luôn có ý nghĩ: Chỉ cho con, em mình học hết bậc tiểu học. Chỉ cần cho học biết đọc, biết viết, biết tính toán.
- Nhưng bậc học tiểu học chỉ là bậc học: Mang những kiến thức cơ bản ( ở mức sơ đẳng) học sinh học xong chỉ dừng lại mức đọc, viết, tính toán đơn giản.
Tại sao phải tiếp tục học lên THCS?
* Vai trò của giáo dục trung học cơ sở đối với sự phát triển của đất nước:
- Là chìa khóa cho sự phát triển và thành công: Điều này đúng với các nước đang phát triển và các nước phát triển bởi vì bất kì một quốc gia nào muốn có sức cạnh tranh trên thế giới thì trước hết tất cả các công dân phải được tiếp cận với giáo dục và có khả năng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia đó.
Công cuộc xóa đói giảm nghèo: Sự phát triển của một quốc gia luôn gắn bó mật thiết với giáo dục.Đầu tư đúng đắn vào giáo dục với những chính sách kinh tế hợp lí.
Một số chính sách hỗ trợ hs ở những vùng khó khăn:
- Hỗ trợ chi phí học tập.
Cấp bù học phí.
Tiền bán trú....
Giáo dục phải đảm bảo một quá trình học:
- Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục phải đảm bảo một quá trình học để không những xóa mù chữ mà còn phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống, khả năng suy luận và thể hiện. Giáo dục còn khuyến khích phát triển sáng kiến, khả năng linh hoạt thích ứng, những đặc tính cá nhân giúp con người phát triển, thay đổi hành vi tiếp cận những cơ hội to lớn của cuộc sống.
“Giáo dục là nhu cầu cần thiết yếu của mọi dân tộc”
Việc không tạo cơ hội cho mọi người được quyền tiếp cận giáo dục cơ bản một cách bình đẳng sẽ hạn chế những nỗ lực phấn đấu cải thiện sức khỏe và phúc lợi, hạn chế những cơ hội vươn tới một cuộc sống hữu ích hơn và thúc đẩy xã hội phát triển thành một xã hội đoàn kết, dân chủ, có sự quản lí Nhà Nước một cách hiệu quả và thực hiện những quyền công dân tối thiểu khác.
Giáo dục THCS và phổ cập giáo dục
THCS có tầm quan trọng như thế nào?
- Việc thực hiện PCGDTHCS có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, làm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
- Việc thực hiện PCGDTHCS có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao dân chủ và công bằng xã hội – tăng cường tính bình đẳng về cơ hội giáo dục cho mọi người.
- Việc thực hiện PCGDTHCS còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự hội nhập của nước ta với các nước khác trong xu thế toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã hội.
Tại sao phải học THCS ?( Vai trò và vị trí của GDTHCS)
Trang bị cho người học vốn học vấn khá đầy đủ về các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, xã hội, kĩ thuật làm cơ sở phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Mục tiêu của giáo dục THCS là gì?
Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Mục tiêu của phổ cập giáo dục THCS là gì?
Chỉ thị số 61-CT/TW của bộ Chính Trị Ban chấp hành trung ương đã nêu rõ Mục tiêu của phổ cập giáo dục THCS là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong những thập kỉ đầu thế kỉ XXI, phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo, và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Trách nhiệm của công dân, gia đình, tổ chức và Nhà nước đối với việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
1. Công dân trong diện phổ cập giáo dục có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18.
2. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
3. Nhà nước có chính sách bảo đảm các điều kiện về giáo viên, trường lớp, sách giáo khoa, trang thiết bị và tài chính để phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tiếp tục thực hiện thu học phí ở trung học cơ sở, đồng thời miễn, giảm học phí cho đối tượng nghèo, đối tượng được hưởng chính sách xã hội; cấp sách giáo khoa, học phẩm cho đối tượng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân đóng góp công sức và vật chất cho việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
5. ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân tích cực thực hiện và giám sát việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
“ Nghị quyết số 41/2000/QH10”
Đi học THCS có lợi ích gì ?
Có điều kiện học tiếp lên trình độ cao hơn ( THPT, cao đẳng, đại học ....)
Có điều kiện để đi học nghề.
Xin việc làm dễ hơn.
Xin được nghề có nhiều tiền hơn.
Có kiến thức để làm việc tốt hơn.
Có hiểu biết để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình.
Đi học THCS có lợi ích gì ?
7. Được giao tiếp bạn bè, thầy cô giáo.( giao tiếp xã hội nhiều hơn )
8. Hạn chế được các tệ nạn xã hội ( cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm ... )
9. Không phải tham gia lao động sớm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Để vận động học sinh ra học THCS các đồng chí cần phải nói điều gì với bà con ?
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân học sinh bỏ học.
-Thuyết phục bà con ích lợi của việc học trung học cơ sở.
Việc huy động học sinh THCS ra lớp là trách nhiệm của ai?
Chính quyền địa phương.
Thầy cô giáo.
Tổ chức xã hội.
Gia đình.
Ban nghành đoàn thể tại địa phương.
..................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiều Đức Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)