Giáo án 10- tuần 7

Chia sẻ bởi Lý Minh Hùng | Ngày 25/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: giáo án 10- tuần 7 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết: 13 Tuần: 07

Ngay soạn: 30/ 09/ 2013

 VẬT LÍ 10


Thực hành : KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO.
XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện.
- Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian t và quãng đường đi s theo t2. Từ đó rút ra kết luận về tính chất của chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: thao tác khéo léo để đo được chính xác quãng đường s và thời gian rơi tự do của vật trên những quãng đường s khác nhau.
Tính g và sai số của phép đo g.
3. Thái độ: Tập trung học tập, yu thích mơn vật lí,…
II. CHUẨN BỊ
Cho mỗi nhóm HS:
- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Hộp công tắc đóng ngắt điện một chiều cấp cho nam châm điện và bộ đếm thời gian.
- Nam châm điện N
- Cổng quang điện E.
- Trụ hoặc viên bi (bằng thép) làm vật rơi tự do.
- Quả dọi.
- Giá đỡ thẳng đứng có vít điều chỉnh thăng bằng.
- Hộp đựng cát khô.
- Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị
- Kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài 8 SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1: Hoàn chỉnh cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

 Gợi ý Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc ban đầu bằng 0 và có gia tốc g.
 Xác định quan hệ giữ quãng đường đi được và khoảng thời gian của chuyển động rơi tự do.


Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ dụng cụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

 Giới thiệu các dụng cụ.
Giới thiệu các chế độ làm việc của đồng hồ hiện số.
 Tìm hiểu bộ dụng cụ.
Tìm hiểu chế độ làm việc của đồng hồ hiện số sử dụng trong bài thực hành.


Hoạt động 3: Xác định phương án thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh


Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm chung.
 Mỗi nhóm học sinh trình bày phương án thí nghiệm của nhóm mình.
Các nhóm khác bổ sung.


Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh


Giúp đở các nhóm.
 Đo thời gian rơi tương ứng với các quãng đường khác nhau.
Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 8.1


Hoạt động 2: Xữ lí kết quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh


Hướng dẫn : Đồ thị là đường thẳng thì hai đại lượng là tỉ lệ thuận.
Có thể xác định : g = 2tan( với ( là góc nghiêng của đồ thị.
 Hoàn thành bảng 8.1
Vẽ đồ thị s theo t2 và v theo t
Nhận xét dạng đồ thị thu được và xác định gia tốc rơi tự do.
Tính sai số của phép đo và ghi kết quả.
Hoàn thành báo cáo thực hành.


Hoạt dộng 3: Củng cố và Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

 Cho hs trả lời các câu hỏi 1, 3 trang 50
Cho câu hỏi, bài tập và những chuẩn bị cho bài sau.
 Trả lời các câu hỏi.
Ghi những yêu cầu của thầy cô.

* Chú ý: Đối tượng học sinh
KHÁ – GIỎI
TRUNG BÌNH
YẾU - KÉM

- Trình bày như giáo án

- Trình bày như giáo án

- Trình bày như giáo án



IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY






Tổ trưởng kí duyệt
30/09/2013




HOÀNG ĐỨC DƯƠNG


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Minh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)