Giáo án 10 nâng cao

Chia sẻ bởi Trần Thị Len | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Giáo án 10 nâng cao thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Tiết 73, 74 Đọc văn:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trương Hán Siêu

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- HS hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật.
2. HS rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt

Gv cho hs đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và hỏi:
Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào?
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
I/ Đọc và tìm hiểu Tiểu dẫn
1/ Tác giả
Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên- Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năn sinh, mất năm 1354.

Hỏi: Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào?

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
2/ Thể phú
+ Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo...
+ Bài Phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể (phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam.

Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung
II/ Tìm hiểu nội dung

Bài tập 1- Đọc đoạn 1 và cho biết:
a) Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK)

(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)

1/ Nhận xét về nhân vật "khách" trong đoạn 1:
a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. Ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả, vừa là nhân vật.
Theo nội dung đoạn 1, “khách” là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới "tao nhân mặc khách", ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “tráng chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể...
- Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến.

b) Trước cảnh sông nước Bạch đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao?

(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
b- Trước hình ảnh Bạch Đằng "bát ngát", "thướt tha" với "nước trời" "phong cảnh ...", "bờ lau", "bến lách"..., nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất... Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc.

Bài tập 2. Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK).
a- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì?
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
2/ Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2.
Gợi ý:
a- Nhà văn tạo ra nhân vật "các bô lão" tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thuỷ chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả).

b- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch đằng được gợi lên như thế nào?
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)




c- Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Len
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)