Giao an 10 mon vật li hay

Chia sẻ bởi nguyễn thị mỹ dung | Ngày 25/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Giao an 10 mon vật li hay thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Phần I - CƠ HỌC
CHƯƠNG I. Động học chất điểm
Ngày soạn: 20/08/
Tiết 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nêu được chuyển động cơ là gì. Nêu được chất điểm là gì. Nêu được hệ quy chiếu là gì. Nêu được mốc thời gian là gì.
2. Kỹ năng: Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ). Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).
3. Thái độ: qua bài học giáo dục Hs về lòng yêu khoa học, tích cực tự giác chủ đông trong học tập
B. Chuẩn bị:
1. Đồ dung dạy học: + Giáo viên: Chuẩn bị 1 số ví dụ thực tế để xác định VT của 1 chất điểm để cho HS thảo luận.
+ Học sinh: Ôn lại kiến thức về chuyển động đã học ở lớp 8
2. Phương pháp: thực nghiệm- hoạt động nhóm
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1 Tìm hiểu các khái niệm chuyển động cơ, chất điểm,
* Mục tiêu: Nêu được chuyển động cơ là gì. Nêu được chất điểm là gì.
* Tổ chức thực hiện:
+ Tìm hiểu thông tin: Yêu cầu HS đọc mục I/8 SGK
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi:
- Chuyển động cơ là gì? Cho ví dụ? Khi nào vật được xem là chất điểm? cho ví dụ? Cho điểm m cđ trong mp hãy xác định vị trí M
* HS làm việc theo nhóm 4HS đọc mục I/9 SGK Tìm hiểu các khái niệm chuyển động cơ, chất điểm. Tìm ví dụ về chuyển động cơ và chất điểm. Thảo luận câu hỏi C1
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
- Trình bày khái niệm chuyển động cơ. Đọc ví dụ SGK
- Trình bày khái niệm chất điểm.
- Trả lời câu C1: Trái Đất được xem là chất điểm
+ Kết luận: Chuyển động cơ, chất điểm

( Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

( Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).


Hoạt động 2 Tìm hiểu hệ mốc thời gian
* Mục tiêu: Nêu được mốc thời gian là gì.
* Tổ chức thực hiện:
+ Tìm hiểu thông tin: Yêu cầu HS đọc III.1/10 SGK, bảng 1.1
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi:
- Để xác định thời gian trong chuyển động như thế nào?
* HS làm việc theo nhóm 4HS đọc III.1/10 SGK, bảng 1.1 tìm hiểu hệ mốc thời gian. Thảo luận câu hỏi C4
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
- Nêu cách xác định thời gian trong chuyển động
- Trả lời C4: tàu chạy từ ga HN – SG trong 33h
+ Kết luận: thời điểm bắt đầu đo thời gian


( Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật.

Hoạt động 3. Tìm hiểu hệ quy chiếu
* Mục tiêu: Nêu được hệ quy chiếu là gì
* Tổ chức thực hiện:
+ Tìm hiểu thông tin: - Yêu cầu HS đọc phần IV/10 sgk
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi:
- Hệ quy chiếu là gì? Phân biệt giữa hệ quy chiếu và hệ toạ độ
HS làm việc theo nhóm 4HS
* Làm việc các nhân đọc phần IV/10 tìm hiểu hệ quy chiếu
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
+ Kết luận:

( Hệ quy chiếu gồm :  Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ; Một mốc thời gian và một đồng hồ.


Củng cố: Chuyển động thẳng đều là gì? Viết công thức vận tốc, đường đi của chuyển động thẳng đều
Dặn dò, ra bài về nhà: - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà 1- 9/11sgk. Chuẩn bị bài chuyển động thẳng đều





Ngày soạn: 21/08
Tiết 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị mỹ dung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)