Giáo án 10

Chia sẻ bởi Lê Thị Phượng | Ngày 26/04/2019 | 174

Chia sẻ tài liệu: Giáo án 10 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ
CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chương I: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

Tiết 1: Bài 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ
BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
Ngày soạn: 22/08/2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nguồn gốc con người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
- Những mốc thời gian và bước tiến trên chặng đường dài phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người, nhằm cải thiện đời sồng và cải biến bản thân con người.
2. Về tư tưởng tình cảm:
- Thấy được vai trò và tác dụng của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng trình bày nội dung lịch sử kết hợp với sử dụng mô hình tranh ảnh khảo cổ học. Kĩ năng quan sát, nhận xét.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Tranh ảnh, mô hình về Người tối cổ, Người tinh khôn
- Một số tranh ảnh về công cụ lao động.
- Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định và tổ chức :
2. Giới thiệu môn học:
- Khái quát Chương trình lich sử lớp 10, yều cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở lớp, ở nhà.
3. Giới thiệu bài mới:
- Chương trình lịch sử của chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kì ? kể tên hình thái chế độ gắn liền với mỗi thời kì. XH loài người và loài người xuất hiện ntn? Để hiểu điều đó cô trò ta ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
4. Giảng bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC


*Hoạt động 1:
- Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người) sau đó nêu câu hỏi: Loài người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì?
-HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc SGK trả lời câu hỏi?

- GV nhận xét bổ sung và chốt ý:

- GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra? Căn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự chuyển biến đó? Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra không? Tại sao?

- GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là người tối cổ (Người thượng cổ).
-GV: Thời gian tìm được dấu tích người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cơ cấu tạo cơ thể?
Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ.
- HS: Đọc SGK, tìm ý trả lời
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ đã không còn là vượn.
+ Người tối cổ là Người vì dã chế tác và sử dụng công cụ (Mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch đơn giản).

*Hoạt động 2:
GV trình bày: Qua quá trình lao động, cuộc sống của con người ngày cành phát triển hơn. Đồng thời con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình → tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ. Ta tìm hiểu bước nhảy vọt thứ 2 của quá trình này.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
+ Nhóm 2: Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá.
+ Nhóm 3: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất.
- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời. Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm. HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:


*Hoạt động 3
- GV nêu câu hỏi: - Đá mới là công cụ đá có điểm khác như thế nào so với công cụ đá cũ?
- HS đọc sách giáo khoa trả lời, HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt lại: Đá mới là công cụ đá được ghè sắc, mài nhẵn, tra cán dùng tốt hơn. Không những vậy người ta còn sử dụng cung tên thuần thục.

- GV đặt câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)