Giáo án 10

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thơm | Ngày 25/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: giáo án 10 thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Bài soạn:
§12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
(Tiết 1/4)

I. Mục đích – yêu cầu
1. Mục đích
- Cung cấp cho học sinh các cách giao tiếp với hệ điều hành.
- Biết thao tác nạp hệ điều hành (các cách để nạp hệ điều hành cùng các thao tác cụ thể).
- Nắm được các khái niệm ban đầu về quá trình khởi động và nạp hệ điều hành của máy vi tính.
- Hình thác phong cách làm việc chuẩn mực, chính xác.
2. Yêu cầu
- Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành của máy vi tính
- Nắm được các thao tác cơ bản để nạp được hệ điều hành. Thực hiện được thao tác nạp hệ điều hành với các cách khác nhau.
- Hình thành được kĩ năng phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II. Nội dung
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
Lớp: Sĩ số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
(Câu hỏi:
- Hệ điều hành là gì? Hãy kể tên một số hệ điều hành mà em được biết.
- Nêu các chức năng chính của hệ điều hành.
(Trả lời :
- Hệ điều hành là tập hợp các chương tình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
- Một số hệ điều hành như : MS-DOS và Windows
- Các chức năng chính của hệ điều hành :
Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.
Cung cấp tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi..) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài
Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mèm cho các thiết bị ngoại vi
Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống.
3. Bài mới (35 phút)
GV : Ở các tiết trước, chúng ta đã hiểu khái niệm hệ điều hành và các chức năng chính của nó. Một trong những chức năng đó là cho phép giao tiếp giữa người sử dụng và hệ điều hành một cách thân thiện và đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng. Vậy để làm việc với hệ điều hành thì chúng ta phải làm như thế nào ? Để tìm hiểu rõ về điều này, chúng ta vào bài ngày hôm nay : "Giao tiếp với hệ điều hành".

Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Nạp hệ điều hành
(10 phút)
Để nạp hệ điều hành ta cần:
Có đĩa khởi động:
+ Đĩa khởi động là đĩa chứa chương trình mồi (Boot Strap Loader) và một số tệp hệ thống cần thiết khác của hệ điều hành.
+ Đĩa khởi động có thể là đĩa cứng C, đĩa mềm A hay đĩa CD.
+ Tuỳ từng trường hợp mà ta dùng đĩa khởi động nào cho phù hợp.
Thực hiện một trong các thao tác sau:
+ Bật nguồn (khi máy đang tắt).
+ Nhấn nút Reset (khi máy đang bật và trên máy có nút này).
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+Delete
































a) Nạp hệ điều hành bằng cách bật nguồn
(17 phút)
Áp dụng trong 2 trường hợp:
+ Lúc bắt đầu làm việc, khi máy còn chưa bật.
+ Máy bị treo khi làm việc (do lỗi kĩ thuật hoặc lỗi trong chương trình đang thực hiện), hệ thống không tiếp nhận tín hiệu từ bàn phím và trên máy không có nút Reset. Ta phải tắt nguồn rồi bật lại.
Quy trình khởi động của máy tính:
Khi bật nguồn, các chương trình được lưu trong ROM BIOS (hệ vào ra cơ sở) sẽ kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị được kết nối với máy tính (quá trình này gọi là quá trình POST). Tiếp đó, chương trình này sẽ xác định đĩa khởi động và tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động, thông thường thứ tự sẽ là ổ đĩa mềm A, đĩa cứng rồi đến các thiết bị khác. BIOS sẽ nạp chương trình khởi động vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó (trao quyền khởi động cho chương trình này), chương trình này sẽ tìm kiếm các modul khởi động của hệ điều hành và trao quyền cho những chương trình này. Các modul khởi động tiếp tục nạp các thành phần cần thiết của hệ điều hành vào bộ nhớ trong rồi kết thúc khởi động.
Màn hình đăng nhập hệ thống:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thơm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)