Giáo an 10
Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Hiền |
Ngày 25/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: giáo an 10 thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Bài Mở Đầu: Tổng Quan Về Hệ Điều Hành
I. Mục tiêu:
Nắm được định nghĩa hệ điều hành, các thành phần, tính chất, chức năng của hệ điều hành.
Biết được lịch sử phát triển của hệ điều hành
Nắm được 1 số hệ điều hành phổ biến.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo, phấn, bảng.
Học sinh: vở ghi, đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy – học:
Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài giảng
1.Khái niệm hệ điều hành (Operating System). HĐH là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ: – Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính. – Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các ch.trình. – Quản lý, tổ chức khai thác các tài nguyên của máy một cách thuận lợi và tối ưu. 2. Chức năng và thành phần của hệ điều hành a) Hệ điều hành có các chức năng: – Tổ chức đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống. – Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó. – Tổ chức lưu trữ, truy cập thông tin trên bộ nhớ ngoài. – Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, …). – Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống ( làm đĩa, vào mạng, …). b) Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành: – Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hoặc khởi động lại máy. – Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người và máy. – Chương trình giám sát quản lý tài nguyên. – Hệ thống quản lý tệp phục vụ việc tổ chức, tìm kiếm thông tin cho các chương trình khác xử lý. – Các chương trình điều khiển và các ch.trình tiện ích khác… 3. Phân loại hệ điều hành Có các loại chính sau: – Đơn nhiệm một người sử dụng. (như MS–DOS) – Đa nhiệm một người sử dụng. (như Win 98) – Đa nhiệm nhiều người sử dụng. (như Win XP)
4. Lịch sử phát triển hệ điều hành
a. Thế hệ 1 (1945 – 1955) Vào khoảng giữa thập niên 1940, Howard Aiken ở Havard và John von Neumann ở Princeton, đã thành công trong việc xây dựng máy tính dùng ống chân không. Những máy này rất lớn với hơn 10000 ống chân không nhưng chậm hơn nhiều so với máy rẻ nhất ngày nay. Mỗi máy được một nhóm thực hiện tất cả từ thiết kế, xây dựng lập trình, thao tác đến quản lý. Lập trình bằng ngôn ngữ máy tuyệt đối, thường là bằng cách dùng bảng điều khiển để thực hiện các chức năng cơ bản. Ngôn ngữ lập trình chưa được biết đến và hệ điều hành cũng chưa nghe đến. Vào đầu thập niên 1950, phiếu đục lổ ra đời và có thể viết chương trình trên phiếu thay cho dùng bảng điều khiển. b. Thế hệ 2 (1955 – 1965) Sự ra đời của thiết bị bán dẫn vào giữa thập niên 1950 làm thay đổi bức tranh tổng thể. Máy tính trở nên đủ tin cậy hơn. Nó được sản xuất và cung cấp cho các khách hàng. Lần đầu tiên có sự phân chia rõ ràng giữa người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình, và người bảo trì. Để thực hiện một công việc (một chương trình hay một tập hợp các chương trình), lập trình viên trước hết viết chương trình trên giấy (bằng hợp ngữ hay FORTRAN) sau đó đục lỗ trên phiếu và cuối cùng đưa phiếu vào máy. Sau khi thực hiện xong nó sẽ xuất kết quả ra máy in. Hệ thống xử lý theo lô ra đời, nó lưu các yêu cầu cần thực hiện lên băng từ, và hệ thống sẽ đọc và thi hành lần lượt. Sau đó, nó sẽ ghi kết quả lên băng từ xuất và cuối cùng người sử dụng sẽ đem băng từ xuất đi in. Hệ thống xử lý theo lô hoạt động dưới sự điều khiển của một chương trình đặc biệt là tiền thân của hệ điều hành sau này. Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là FORTRAN và hợp ngữ. c. Thế hệ 3 (1965 – 1980) Trong giai đoạn này, máy tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong thương mại. Máy IBM 360 là máy tính đầu tiên sử dụng mạch tích hợp (IC). Từ đó kích thước và giá cả của các hệ thống máy giảm đáng kể và máy tính càng phỗ biến hơn. Các thiết bị ngoại vi
I. Mục tiêu:
Nắm được định nghĩa hệ điều hành, các thành phần, tính chất, chức năng của hệ điều hành.
Biết được lịch sử phát triển của hệ điều hành
Nắm được 1 số hệ điều hành phổ biến.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo, phấn, bảng.
Học sinh: vở ghi, đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy – học:
Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài giảng
1.Khái niệm hệ điều hành (Operating System). HĐH là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ: – Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính. – Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các ch.trình. – Quản lý, tổ chức khai thác các tài nguyên của máy một cách thuận lợi và tối ưu. 2. Chức năng và thành phần của hệ điều hành a) Hệ điều hành có các chức năng: – Tổ chức đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống. – Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó. – Tổ chức lưu trữ, truy cập thông tin trên bộ nhớ ngoài. – Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, …). – Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống ( làm đĩa, vào mạng, …). b) Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành: – Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hoặc khởi động lại máy. – Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người và máy. – Chương trình giám sát quản lý tài nguyên. – Hệ thống quản lý tệp phục vụ việc tổ chức, tìm kiếm thông tin cho các chương trình khác xử lý. – Các chương trình điều khiển và các ch.trình tiện ích khác… 3. Phân loại hệ điều hành Có các loại chính sau: – Đơn nhiệm một người sử dụng. (như MS–DOS) – Đa nhiệm một người sử dụng. (như Win 98) – Đa nhiệm nhiều người sử dụng. (như Win XP)
4. Lịch sử phát triển hệ điều hành
a. Thế hệ 1 (1945 – 1955) Vào khoảng giữa thập niên 1940, Howard Aiken ở Havard và John von Neumann ở Princeton, đã thành công trong việc xây dựng máy tính dùng ống chân không. Những máy này rất lớn với hơn 10000 ống chân không nhưng chậm hơn nhiều so với máy rẻ nhất ngày nay. Mỗi máy được một nhóm thực hiện tất cả từ thiết kế, xây dựng lập trình, thao tác đến quản lý. Lập trình bằng ngôn ngữ máy tuyệt đối, thường là bằng cách dùng bảng điều khiển để thực hiện các chức năng cơ bản. Ngôn ngữ lập trình chưa được biết đến và hệ điều hành cũng chưa nghe đến. Vào đầu thập niên 1950, phiếu đục lổ ra đời và có thể viết chương trình trên phiếu thay cho dùng bảng điều khiển. b. Thế hệ 2 (1955 – 1965) Sự ra đời của thiết bị bán dẫn vào giữa thập niên 1950 làm thay đổi bức tranh tổng thể. Máy tính trở nên đủ tin cậy hơn. Nó được sản xuất và cung cấp cho các khách hàng. Lần đầu tiên có sự phân chia rõ ràng giữa người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình, và người bảo trì. Để thực hiện một công việc (một chương trình hay một tập hợp các chương trình), lập trình viên trước hết viết chương trình trên giấy (bằng hợp ngữ hay FORTRAN) sau đó đục lỗ trên phiếu và cuối cùng đưa phiếu vào máy. Sau khi thực hiện xong nó sẽ xuất kết quả ra máy in. Hệ thống xử lý theo lô ra đời, nó lưu các yêu cầu cần thực hiện lên băng từ, và hệ thống sẽ đọc và thi hành lần lượt. Sau đó, nó sẽ ghi kết quả lên băng từ xuất và cuối cùng người sử dụng sẽ đem băng từ xuất đi in. Hệ thống xử lý theo lô hoạt động dưới sự điều khiển của một chương trình đặc biệt là tiền thân của hệ điều hành sau này. Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là FORTRAN và hợp ngữ. c. Thế hệ 3 (1965 – 1980) Trong giai đoạn này, máy tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong thương mại. Máy IBM 360 là máy tính đầu tiên sử dụng mạch tích hợp (IC). Từ đó kích thước và giá cả của các hệ thống máy giảm đáng kể và máy tính càng phỗ biến hơn. Các thiết bị ngoại vi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thu Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)