GIÁO AN 10: 2012-2013 (CHUẨN)

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hiếu | Ngày 26/04/2019 | 303

Chia sẻ tài liệu: GIÁO AN 10: 2012-2013 (CHUẨN) thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
GỒM HAI PHẦN
PHẦN I: CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH
THẾ GIỚI QUAN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC - GỒM 9 BÀI


Học xong phần này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Hiểu được bản chất của thế giới là vật chất, vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất từ đó con người có thể nhận thức và vận dụng được những quy luật ấy.
- Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ.
2. Về kĩ năng.
Vận dụng được những tri thức triết học với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường và các hiện tượng đạo đức, kinh tế, nhà nước, pháp luật sẽ học ở phần sau.
3. Về thái độ.
- Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội, khắc phục những biểu duy tâm trong cuộc sống, phê phán mê tín và tư tưởng không lành mạnh trong xã hội.
- Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng.

PHẦN MỘT GỒM CÁC BÀI
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan (đọc thêm, không dạy)
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (đọc thêm, không dạy)
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội

PHẦN II: CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Học xong phần này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Hiểu được quan niệm đạo đức, một số phạm trù và giá trị đạo đức của người công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Về kĩ năng.
- Có khả năng phân tích đánh giá các quan điểm, các hành vi, hiện tượng đạo đức trong đời sống, ở nhà trường và ngoài xã hội.
- Biết tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu đạo đức xã hội.
3. Về thái độ.
- Tin tưởng vào các giá trị đạo đức xã hội.
- Có tình cảm, niềm tin với các quan điểm, thái độ, hành vi đúng đắn và có thái độ phê phán đối với các quan điểm, thái độ hành vi không đúng.
- Quan tâm học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt.

PHẦN II GỒM CÁC BÀI

Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Bài 11: Một số phạm trù đạo đức cơ bản của đạo đức học
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
Bài 13: Công dân với cộng đồng
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân















Giáo án số: 01 Ngày soạn: 10 - 08 - 2012 Tuần thứ: 0
Lớp
10A9
10A10
10A11
10A12

Ngày dạy





Sĩ số





PHẦN I: CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH
THẾ GIỚI QUAN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
2. Về kĩ năng.
Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm.
3. Về thái độ.
Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách TH Mác-Lênin,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 15
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)