Giáo án 1 tuần 15

Chia sẻ bởi Vũ Túy Phương | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Giáo án 1 tuần 15 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

TUẦN 15
Ngày soạn: 10 /12/2005.
Ngày dạy: Thứ hai/12/12/2005.

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
( Chào cờ đầu tuần)
***********************************

(((
HỌC VẦN
(((
ĐẠO ĐỨC
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
I/ Mục tiêu:
( Học sinh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
( Học sinh thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
( Giáo dục học sinh có thái độ tự giác đi học đều và đúng giờ.
II/ Chuẩn bị:
( Giáo viên: 1 số dụng cụ để chơi sắm vai.
( Học sinh: Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
( Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? (Giúp em học tập tốt hơn, thực hiện được nội qui của nhà trường) (Hoa).
( Để đi học đúng giờ em làm gì? (Chuẩn bị quần áo, sách vở, đồ dùng học tập trước khi đi ngủ. Đi học cho đúng giờ, không la cà dọc đường) (Mai).
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:

*Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ
-Hỏi: Hàng ngày em đi học như thế nào?
- Hỏi: Đi học như thế có đúng giờ không?
- Hỏi : Em hãy kể việc đi học của em?
-Khen ngợi những em đi học đúng giờ.
*Hoạt động 2: Sắm vai (Bài 4).
-Em hãy đoán xem bạn Hà, bạn Sơn trong 2 tranh sẽ làm gì?
-Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
*Hoạt động 3: Bài 5.
-Em nghĩ gì về các bạn trong bức tranh?
-Kết luận:Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn đi học.
Trình bày nhóm.
Đi lúc 6h30`
Đúng giờ.



Thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
Học sinh đóng vai.
Cả lớp trao đổi, sửa bài.


Thảo luận, treo tranh.
Trình bày trước lớp.

4/ Củng cố:
( Cả lớp cùng hát bài: "Tới lớp tới trường"
( Đọc 2 câu thơ:
Trò ngoan đến lớp đúng giờ
Đều đặn đi học, nắng mưa ngại gì.
5/ Dặn dò:
( Dặn học sinh thực hiện đi học đều và đúng giờ.

(((
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
( Củng cố và khắc sâu các kiến thức: Các bảng cộng trừ đã học.
( Biết so sánh các số trong phạm vi 9. Đặt đề toán theo tranh. Nhận dạng hình vuông.
( Gíao dục học sinh tính cẩn thận, nhanh trí.
II/ Chuẩn bị:
( Gíao viên: Nội dung bài, tranh.
( Học sinh : Sách, bút màu.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Hiếu, Vinh, Hà).
( Học sinh lên đọc bảng cộng trong phạm vi 9
( Học sinh lên đọc bảng trừ trong phạm vi 9
4 + 5 = 9 9 - 1 - 4 = 4 9 - 0 = 8 - 1
9 - 3 = 6 9 - 1 - 5 = 3 9 - 6 < 3 + 2
9 - 4 = 5 9 - 1 - 5 = 3 9 - 4 < 5 + 3
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh :

* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Luyện tập.
* Hoạt động 2 :Vận dụng thực hành
Bài 1: Tính:
8 + 1 = 1 + 8 =
9 - 8 = 9 - 1 =


Bài 2: Điền số:
5 + 4 = 9
Bài 3: Điền dấu > < =
5 + 4 ... 9



Bài 4: Viết phép tính thích hợp



Bài 5: Hình bên có mấy hình vuông?

1 2
5
3 4
*Thu chấm, nhận xét.


Nêu yêu cầu.
Làm bài và nêu được tính chất của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và trừ.
Học sinh làm vở , đọc kết quả
Lớp đổi vở sửa bài
Nêu yêu cầu, làm bài rồi tự đổi vở chữa bài .
Nêu yêu cầu.
Thực hiện các phép tính trước sau đó mới lấy kết quả so sánh với số còn lại để điền dấu thích hợp.
Làm bài vào vở
Nêu đề toán và giải.
3 + 6 = 9 6 + 3 = 9
9 - 3 = 6 9 - 6 = 3
1 học sinh lên bảng giải và sửa bài.
5 hình vuông
Học sinh lên chỉ cho cả lớp xem.


4/ Củng cố:
( Chơi trò chơi: "Đúng sai".
4 + 3 = 8 S 5 + 2 = 9 S 8 - 2 = 6 Đ 7 - 4 = 3 Đ
9 - 2 = 7 Đ 7 - 2 = 9 S 9 - 9 = 1 S 6 + 3 = 9 Đ
5/ Dặn dò:
( Dặn Học sinh học thuộc phép cộng, trừ trong phạm vi 9.

(((





Ngày soạn: 12/12/2005
Ngày dạy: Thứ ba/ 13/12/2005
HỌC VẦN
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
( Củng cố các vần đã học có kết thúc bằng m.
( Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
( Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn.
II/ Chuẩn bị:
( Giáo viên: Bảng ôn, tranh.
( Học sinh : Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
( Học sinh đọc viết bài uôm ,ươm, nhuộm vải , con bướm , rách bươm , tươm tất, luộm thuộm ( Anh,Vân, Vinh ).
( Đọc câu ứng dụng ( Chính)
( Đọc bài SGK. ( Nhật ).
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của Gíao viên:
*Hoạt động của học sinh :

Tiết 1:
*Hoạt động 1 Giới thiệu bài: Ôn tập.
Giáo viên treo tranh
Đây là quả gì ?
Giáo viên ghi bảng cam .
Giáo viên ghi vào ô bảng vần an
-Yêu cầu học sinh nhắc lại những vần kết thúc bằng m.
- Giáo viên ghi góc bảng.

- Giáo viên treo bảng ôn.
- Yêu cầu học sinh ghép âm thành vần.


Giáo viên gắn vần vào bảng ôn.

* Hoạt động 2 :Đọc từ ứng dụng:
Lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa.
-Nhận biết tiếng có vần vừa ôn.
-Giáo viên đọc mẫu.
* Hoạt động 3 :Nghỉ giữa tiết:
* Hoạt động 4 : Viết bảng con:
xâu kim, lưỡi liềm.
Lưu ý nét nối giữa các chữ xâu: ít xì dòng li nối nét chữ a 1 dòng li nối nét chữ u 1 dòng li.
*Nghỉ chuyển tiết:
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc
-Đọc lại bảng ôn và từ ứng dụng.
-Luyện đọc câu ứng dụng.
-Treo tranh
-Hỏi : Bức tranh vẽ gì?
-Gỉang : Trong tranh vẽ cây cam rất sai quả do bà chăm sóc để chờ con, cháu về ăn.
-Giới thiệu câu:
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa.
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.
-Giáo viên đọc mẫu.
*Hoạt động 2: Luyện viết.
xâu kim, lưỡi liềm
-Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Kể chuyện: Đi tìm bạn.
-Giới thiệu câu chuyện
-Gíao viên kể chuyện lần 1.
- Gíao viên kể chuyện lần 2 có tranh minh họa.
-Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân.
- Tranh 2: Nhưng có 1 ngày gió lạnh...Nhím thì biệt tăm. Vắng bạn, Sóc buồn lắm.
- Tranh 3: Gặp bạn Thỏ...Sóc lại chạy tìm Nhím ở khắp nơi.
- Tranh 4: Mãi đến khi mùa xuân sau mới gặp lại bạn ...
- Yêu cầu học sinh kể.
Ý nghĩa: Câu chuyện nói lên tình cảm thắm thiết của Sóc và Nhímmặc dù mỗi người có hoàn cảnh sống riêng.
*Hoạt động 4: Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa


Học sinh quan sát
Cam
Học sinh phân tích tiếng cam
Học sinh phân tích vần an

am - ăm - âm - om - ơm - ôm - em - êm - im - um - iêm - yêm - uôm - ươm.
Học sinh đối chiếu bảng ôn
1 em hỏi , một em trả lời
Ghép các chữ ghi âm ở cột dọc với dòng ngang sao cho thích hợp để tạo thành vần.
Học sinh lần lượt ghép vần vào bảng ôn

2 - 3 em đọc.
Đánh vần, đọc từ.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Học sinh viết bảng con




Hát múa.


Cá nhân, lớp.


Vẽ bà đưa tay nâng quả trong vườn nhà.



2 em đọc.
Nhận biết 1 số tiếng có vần kết thúc bằng m (vòm, chùm, cam).

Học sinh đọc cá nhân, lớp.
Viết vở tập viết.




Theo dõi.








học sinh kể theo nội dung tranh.
1 học sinh kể toàn chuyện.


Cá nhân.

Cá nhân, lớp.


4/ Củng cố:
( Gắn tìm tiếng mới.
5/ Dặn dò:
( Dặn học sinh về học bài.
(((
THỦ CÔNG
GẤP CÁI QUẠT (T1)
I/ Mục tiêu:
( Học sinh biết cách gấp cái quạt.
( Học sinh gấp được cái quạt bằng giấy.
( Giáo dục học sinh rèn tính thẩm mĩ, cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
( Giáo viên: Mẫu cái quạt, giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi len...
( Học sinh: giấy trắng hình chữ nhật, len, keo...
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra dụng cụ:
-Học sinh lấy giấy trắng hình chữ nhật, len, keo... để trên bàn.
-Giáo viên kiểm tra.
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:

*Giới thiệu bài: Gấp cái quạt.
-Giáo viên ghi đề.
*Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu cái quạt.
-Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu: Cái quạt.
-Hướng dẫn học sinh nhận xét mẫu: *Hoạt động 2: Làm mẫu.
-Giáo viên lấy giấy màu hình chữ nhật gấp các đoạn thẳng cách đều. Gấp đôi để lấy dấu giữa. Sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và phết hồ dán vào lên nét gấp ngoài cùng. Gấp đôi dùng tay 2 ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 3: Thực hành trên giấy trắng.
-Hướng dẫn học sinh lấy giấy trắng hình chữ nhật để thực hành nháp.
-Giáo viên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở những em làm sai.

Nhắc đề.
Theo dõi, quan sát.

















Học sinh lấy giấy trắng gấp cái quạt.



4/ Củng cố:
( Giáo viên nhận xét bài làm nháp: Cái quạt của học sinh.
5/ Dặn dò:
( Dặn học sinh chuẩn bị dụng cụ để tiết sau gấp cái quạt.

(((

TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I/ Mục tiêu:
( Học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
( Biết làm tính cộng trong phạm vi 10, rèn kĩ năng tính nhanh .
( Gíao dục học sinh tính cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
( Giáo viên: Mẫu vật.
( Học sinh : Bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Bảo , Trinh , Mi ).
- Đọc bảng cộng ( trừ) trong phạm vi 9
9 - 3 + 2 = 7 - 3 + 1 =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Túy Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)