Gian yeu ve cau tieng viet
Chia sẻ bởi Lý Thị Hồng Thúy |
Ngày 21/10/2018 |
66
Chia sẻ tài liệu: gian yeu ve cau tieng viet thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
bài 7: giản yếu về câu tiếng việt
Tiết 20: câu phân loại theo mục đích nói
ở lớp 6 kì II, học sinh được học "Câu phân loại theo mục đích nói", "Câu thuật đơn có chủ ngữ và vị ngữ" với một số kiểu cụ thể "câu luận, câu kể, câu tả".
ở lớp 7 kì II, học sinh học tiếp "Câu thuật đơn có chủ ngữ và vị ngữ".
Lớp 8 kì II học sinh được học thêm "Câu trần thuật khẳng định, phủ định, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán".
A. tìm hiểu bài học:
I. Các đơn vị kiến thức và đặc điểm:
Bài có 4 đơn vị kiến thức cơ bản "Câu tường thuật", "Câu nghi vấn", "Câu cầu khiến" và "Câu cảm thán".
Các đơn vị kiến thức cơ bản này học sinh đã được học ở THCS theo chương trình "tích hợp" hiện hành. Nhìn chung cách phân loại của sách giáo khoa thống nhất với cách phân loại ở THCS.
Lên lớp 9 học sinh học thêm "Câu theo mục đích nói dùng theo lối trực tiếp và gián tiếp". "Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn". Cả hai nội dung này phải lên lớp 11 học sinh mới được củng cố và mở rộng nâng cao thêm.
II. Giáo khoa:
Nhìn chung, các nội dung biên soạn đều đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, chính xác.
Riêng các ngữ liệu còn bị trích tách khỏi ngữ cảnh, khó phân tích mục đích sử dụng và hiệu quả giao tiếp nên cần được bổ sung hiệu chỉnh cho phù hợp.
Cách nêu yêu cầu của bài tập 13 không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm: " Hãy đặt hai câu để hỏi về khái niệm " nếp sống văn hoá " đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) và hai câu để hỏi về khái niệm đó đối với một người bạn thân. Ghi lại và phân tích chúng về phương diện kiểu câu phân loại theo mục đích nói ".
Cần diễn đạt lại thành: " Hãy đặt một câu để hỏi cô giáo (hoặc thầy giáo) về khái niệm " nếp sống văn hoá " và một câu để hỏi một người bạn thân cũng về khái niệm đó. Phân tích để xác định kiểu của các câu đó theo cách phân loại theo mục đích nói ".
A. định hướng thiết kế
I.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên
Tìm hiểu bài học trong sách giáo khoa, chuẩn bị giáo án, bảng phụ viết sẵn ngữ liệu, đáp án.
Có thể thay bảng phụ bằng phương tiện trình chiếu
Học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà, đọc trước giáo khoa.
Chuẩn bị các bài tập theo mẫu hướng dẫn.
bài tập chuẩn bị của học sinh
Bài tập 1:
Cho đoạn văn sau: ít hôm sau anh lại đi.(1) Gặp một đám đông người đang chữa cháy, nhớ lời vợ dặn, anh đến gần, mồm nói lia lịa: " Tốt đôi, tốt đôi ". (2) Thiên hạ cho anh là thủ phạm đốt nhà (vì tốt đôi nói lái là tôi đốt) liền bắt anh trói lại, nện cho một trận, lại định giải lên quan.(3) Anh phải vất vả lạy lục phân bua mãi mới được thả cho về.(4)
( Làm theo vợ dặn - Cổ tích VN )
Hỏi: Hãy cho biết mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì (Nội dung câu thông báo về hiện thực gì, nhằm mục đích giao tiếp gì ) ?
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào (Dấu kết thúc ? Lên giọng hay xuống giọng ở cuối câu ) ?
Bài tập 2: Cho đoạn văn sau:
Anh biết anh Dịu chứ ? (1)
Ông thiếu uý lò gạch ấy à ? (2) Có biết. Sao ? (3) Giọng nói của Đào càng rụt rè, khác hẳn với cách nói sống sượng thường ngày.
Anh ấy viết thư cho em, định xây dựng gia đình với em, em khó nghĩ quá...Anh thấy anh Dịu là người thế nào ? (4)
à, ra một chuyện khác. Anh là người đầu tiên được Đào thổ lộ cái tin vui ấy. Anh phải có trách nhiệm với sự tin cẩn của người bạn gái mà anh vốn mến. Nhưng biết trả lời ra sao ? (5)
Hỏi: Hãy cho biết các câu được đánh số trong đoạn đối thoại đã sử dụng từ nghi vấn thuộc loại nào ? Với loại từ nghi vấn ấy phải trả lời như thế nào ?
Hỏi: Khi đọc các câu nghi vấn trên, ngữ điệu phải thế nào ?
Bài tập 3: Cho 2 đoạn văn sau:
1. Thôi, đừng có hỏi nhiều chuyện. (1) Mấy năm nay tao tưởng mày đã chết rồi. (...) Đi liền bây giờ đi. (2) Vô Rạch Giá, Cà Mau mà trốn cho biệt tích, đừng có về đây nữa. (3)
(Hồ Biểu Chánh).
2. Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ ! (4) Có gì mà xúm lại như thế này ? ...Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước. (5)
- Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
- Nào đứng lên đi. (6) Cứ vào đây uống nước đã. (7) Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau...Cụ Bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái quát:
- Lí Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên ! 8)
( Chí Phèo - Nam Cao )
Hãy cho biết các câu được đánh số trong 2 đoạn đối thoại đã sử dụng từ cầu khiến thuộc loại nào ?
Có sự khác nhau như thế nào về sắc thái cầu khiến (Những từ nào báo hiệu thái độ cầu khiến (thúc giục, ngăn ngừa, cấm đoán,...) có sử dụng thêm chủ ngữ hoặc từ hô gọi trước phần nêu nội dung mệnh lệnh không, nếu có thì nhằm mục đích tỏ thái độ gì khi nêu hành động và nội dung cầu khiến ) ?
Hỏi:
Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! (1) ờ ! (2) Thế này thì tức thật ! (3) Tức chết đi được mất ! (4)
Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! (5) Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy...Chao ôi là buồn ! (6)
( Chí Phèo - Nam Cao )
Bài tập 4: Cho đoạn văn sau:
Hỏi: Hãy cho biết mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì (Nội dung câu thông báo về sự vật hiện tượng hay tình cảm thái độ ) ?
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào (Dấu kết thúc ? Nhấn giọng ở vị trí nào ) ?
II. Mục đích yêu cầu
Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng nhận diện, lính hội và sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
Giáo dục
Nhận thức
Giáo dục cho học sinh ý thức thận trọng khi sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
Củng cố, mở rộng kiến thức về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học.
III. Tổ chức dạy học
Bước II: Giới thiệu bài mới tạo tâm thế (1 phút)
ở học kì II lớp 6, chúng ta đã học " Câu phân loại theo mục đích nói " với các kiểu câu cụ thể: tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Trong tiết học này, chúng ta sẽ củng cố, hệ thống hoá các tri thức đã học, đồng thời mở rộng nâng cao thêm về các kiểu câu phân loại câu theo mục đích nói.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Hoạt động 1: Củng cố khái niệm câu tường thuật
(phát vấn đàm thoại)
(khoảng 8 phút)
I. Câu tường thuật
Ngữ liệu: ít hôm sau anh lại đi.(1) Gặp một đám đông người đang chữa cháy, nhớ lời vợ dặn, anh đến gần, mồm nói lia lịa: "Tốt đôi, tốt đôi".(2) Thiên hạ cho anh là thủ phạm đốt nhà (vì tốt đôi nói lái là tôi đốt ) liền bắt anh trói lại, nện cho một trận, lại định giải lên quan.(3) Anh phải vất vả lạy lục phân bua mãi mới được thả cho về.(4)
( Làm theo vợ dặn - Cổ tích VN )
Hỏi: Hãy cho biết mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì ?
Bước III: Tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức (36 phút)
Phương Tiện hỗ trợ
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Thao tác 1: Đưa ngữ liệu
Thao tác 2: Phát vấn
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Gợi mở: Nội dung câu thông báo về hiện thực gì, nhằm mục đích giao tiếp gì ?
Đáp án: Câu 1 và 2 thuật lại hành động của chàng Ngốc. Câu 3 kể và nhận xét về thái độ, sự hiểu lầm và hành động của mọi người. Câu 4 thuật lại hành động và tình trạng thảm hại của Ngốc.
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào ?
Gợi mở: Dấu kết thúc ? Lên giọng hay xuống giọng ở cuối câu ?
Đáp án: Các câu trên không có dấu hiệu hình thức đặc biệt, đều được kết thúc bằng một dấu chấm hết câu. Khi đọc, ngữ điệu được hạ thấp ở cuối câu.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Từ những phân tích trên hãy cho biết thế nào là câu tường thuật, câu tường thuật thường được sử dung trong những trường hợp giao tiếp nào ?
Đáp án: Câu tường thuật là câu được dùng để kể, xác nhận, mô tả sự vật, hiện tượng với những đặc trưng của nó. Câu tường thuật không có dấu hiệu hình thức riêng và được phát ra bằng một ngữ điệu có chiều hạ thấp ở cuối câu.
Hoạt động 2: Mở rộng nâng cao
Trong giao tiếp, con người luôn có nhu cầu thông tin: kể, miêu tả tái hiện, nhận xét đánh giá sự vật hiện tượng. Vì vậy câu thuật giữ vai trò quan trọng, có tần số sử dụng cao. Sử dụng đúng, linh hoạt có thể đem đến hiệu quả thông tin, thẩm mĩ phong phú, bất ngờ, sử dụng sai có thể dẫn đến hậu quả tai hại.
Thao tác1: Thuyết minh-giải thích
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc dùng trình chiếu
" Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng níu hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:
- Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn ! ".
Thí dụ:
Thao tác2: Phân tích khả năng diễn tả tâm trạng, bi kịch tinh thần, tư tưởng nhân văn, nước mắt lên ngôi, tình thương chiến thắng, nhân vật dừng lại trên bờ vực sa ngã,....
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hoạt động 3: Củng cố về câu nghi vấn. (10`)
(Phát vấn đàm thoại)
Thao tác1: Phát vấn
Hỏi: Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 6, hãy cho biết thế nào là câu nghi vấn ?
Đáp án: Câu nghi vấn nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi cần được trả lời, giải thích.
Hỏi: Câu nghi vấn thường được cấu tạo bằng cách nào ?
2. Cấu tạo (2`)
Đáp án: Câu nghi vấn thường được cấu tạo bằng cách kết hợp nội dung hỏi với những từ ngữ nghi vấn.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Từ ngữ nghi vấn thường được sử dụng là những từ ngữ nào ?
Đáp án:Từ ngữ nghi vấn thường được sử dụng là:
Đại từ nghi vấn: ai, gì, sao, nào,...
Quan hệ từ: "hay".
Phụ từ nghi vấn: có (hay) không, đã (hay) chưa...
Trợ từ tình thái: à, ư, hả, hở, chứ, nhỉ, nhé,...
Thao tác2: Đưa ngữ liệu bài tập củng cố
(khoảng 7`) ?
Ngữ liệu:
- Anh biết anh Dịu chứ ? (1)
- Ông thiếu uý lò gạch ấy à ? (2)
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Có biết. Sao ? (3) Giọng nói của Đào càng rụt rè, khác hẳn với cách nói sống sượng thường ngày.
- Anh ấy viết thư cho em, định xây dựng gia đình với em, em khó nghĩ quá... Anh thấy anh Dịu là người thế nào ? (4)
- à, ra một chuyện khác. Anh là người đầu tiên được Đào thổ lộ cái tin vui ấy. Anh phải có trách nhiệm với sự tin cẩn của người bạn gái mà anh vốn mến. Nhưng biết trả lời ra sao ? (5)
Thao tác3: phát vấn
Hỏi: Các câu được đánh số trong đoạn đối thoại sử dụng từ nghi vấn thuộc loại nào ? Với loại từ nghi vấn ấy phải trả lời như thế nào ?
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Đáp án: Câu (1) dùng trợ từ "chứ". Trả lời theo tình huống (biết, có, vâng, ừ, ờ...).
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
-Câu (2) dùng trợ từ "ấy à". Trả lời theo tình huống. ở đây hỏi lại để xác nhận, không có phản ứng là đúng, không cần trả lời.
-Câu (3) dùng đại từ nghi vấn "sao". Trả lời vào nội dung nghi vấn của đại từ "nguyên nhân, chuyện gì ".
Câu (4) dùng đại từ nghi vấn "thế nào". Trả lời vào điểm chứa đại từ nghi vấn " là người thế nào ? "
Câu (5) dùng đại từ nghi vấn "ra sao". Không đòi hỏi trả lời vì chỉ để nêu băn khoăn nội tâm.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Đáp án: Phải nâng cao giọng ở cuối câu.
Hỏi: Khi đọc các câu nghi vấn trên, ngữ điệu phải thế nào ?
Hoạt động 4: Củng cố về câu cầu khiến
(khoảng 10 phút)
III. Câu cầu khiến
1. Khái niệm (khoảng 1`):
Thao tác1: phát vấn
Hỏi: Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 6, hãy cho biết thế nào là câu cầu khiến ?
Đáp án: Câu cầu khiến được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu trong câu.
Hỏi: Câu cầu khiến thường được cấu tạo bằng cách nào ?
2. Cấu tạo ( khoảng 2`):
Đáp án: Câu cầu khiến được cấu tạo bằng những phụ từ tạo ý mệnh lệnh cùng với ngữ điệu nhấn mạnh vào từ ngữ mang nội dung lệnh.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Từ ngữ cầu khiến thường được sử dụng là những từ ngữ nào ?
Đáp án: Từ ngữ cầu khiến thường được sử dụng là:
Phụ từ đứng trước vị từ " hãy, đừng, chớ, không được... ".
Trợ từ đứng sau vị từ " thôi, đi thôi, nào, đi nào...".
Các từ hô gọi đứng trước hoặc sau nội dung cầu khiến "hỡi, này, ... ".
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Thao tác2: Bài tập củng cố -đưa ngữ liệu
(khoảng 7 phút)
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
2. Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ ! (4) Có gì mà xúm lại như thế này ? ...Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước. (5)
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
- Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
Nào đứng lên đi. (6) Cứ vào đây uống nước đã. (7) Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau...Cụ Bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái quát:
- Lí Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên ! (8)
( Nam Cao )
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Thao tác2: Bài tập củng cố -đưa ngữ liệu
(tiếp)
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Thao tác3: Phát vấn
Hỏi: Các câu được đánh số trong 2 đối thoại sử dụng từ cầu khiến thuộc loại nào ? Khác nhau về sắc thái cầu khiến như thế nào ?
Gợi mở: Từ nào, có sử dụng thêm chủ ngữ hoặc từ hô gọi không, nếu có thì nhằm mục đích tỏ thái độ gì khi nêu hành động và nội dung cầu khiến ?
Đáp án:
Câu (1), câu (3) dùng phụ từ đứng trước vị từ "thôi, đừng"- ngăn ngừa, cấm đoán.
Câu (2) dùng trợ từ đi sau vị từ "đi" - thúc giục.Câu (6) dùng trợ từ đi sau vị từ "đi" - thúc giục kết hợp từ hô gọi "nào" để thêm sắc thái dịu dàng thân mật.
Câu (4) thêm chủ ngữ "các ông các bà" trước phần nêu nội dung lệnh, dùng tổ hợp trợ từ đi sau vị từ "đi thôi chứ " - thúc giục + sắc thái hỏi nhắc nhở nhẹ nhàng thân mật.
Câu (7), (8) dùng tổ hợp hô ứng "Cứ....đã, Không....lên" - tăng sắc thái thúc giục, mệnh lênh.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Thao tác 1: Đưa ngữ liệu
Ngữ liệu:
Không ai lên tiếng cả. Tức thật!(1) ờ !(2) Thế này thì tức thật! (3) Tức chết đi được mất ! (4)
Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! (5) Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn ! (6)
( Chí Phèo - Nam Cao )
Hỏi: Mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì ?
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Gợi mở: Câu thông báo về sự vật hiện tượng hay tình cảm thái độ ?
Đáp án: Các câu (1),(2),(3),(4), (5),(6) được dùng để bộc lộ tình cảm và thái độ của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan, không thông báo về sự vật, hiện tượng.
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào ?
Gợi mở: Kết thúc là dấu gì ? Nhấn giọng ở vị trí nào ?
Đáp án: Các câu trên đều có sử dụng các dấu hiệu hình thức:
Câu (1),(3),(5) sử dụng các phụ từ " thật, quá ".
Câu (4),(6) sử dụng các từ ngữ cảm thán " chết đi được mất, chao ôi ".
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Đáp án: Câu (6) cấu tạo bằng cách kết hợp trực tiếp từ cảm thán với nguyên nhân gây ra cảm xúc "Chao ôi là buồn ! ".
Câu (2) cấu tạo riêng bằng từ cảm thán "ờ ".
Tất cả đều sử dụng dấu chấm than và được nhấn giọng ở những từ ngữ biểu lộ tình cảm, thái độ.
Hỏi:
Từ những phân tích ở trên hãy cho biết thế nào là câu cảm thán ?
Câu cảm thán thường được sử dụng trong những trường hợp giao tiếp nào ?
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Câu cảm thán thường được cấu tạo bằng cách nào ?
Bước IV: Củng cố dặn dò (khoảng 2 phút)
Học lý thuyết và làm bài tập trong sách giáo khoa.
--------&---------
Chúc các bạn thành công !
Tiết 20: câu phân loại theo mục đích nói
ở lớp 6 kì II, học sinh được học "Câu phân loại theo mục đích nói", "Câu thuật đơn có chủ ngữ và vị ngữ" với một số kiểu cụ thể "câu luận, câu kể, câu tả".
ở lớp 7 kì II, học sinh học tiếp "Câu thuật đơn có chủ ngữ và vị ngữ".
Lớp 8 kì II học sinh được học thêm "Câu trần thuật khẳng định, phủ định, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán".
A. tìm hiểu bài học:
I. Các đơn vị kiến thức và đặc điểm:
Bài có 4 đơn vị kiến thức cơ bản "Câu tường thuật", "Câu nghi vấn", "Câu cầu khiến" và "Câu cảm thán".
Các đơn vị kiến thức cơ bản này học sinh đã được học ở THCS theo chương trình "tích hợp" hiện hành. Nhìn chung cách phân loại của sách giáo khoa thống nhất với cách phân loại ở THCS.
Lên lớp 9 học sinh học thêm "Câu theo mục đích nói dùng theo lối trực tiếp và gián tiếp". "Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn". Cả hai nội dung này phải lên lớp 11 học sinh mới được củng cố và mở rộng nâng cao thêm.
II. Giáo khoa:
Nhìn chung, các nội dung biên soạn đều đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, chính xác.
Riêng các ngữ liệu còn bị trích tách khỏi ngữ cảnh, khó phân tích mục đích sử dụng và hiệu quả giao tiếp nên cần được bổ sung hiệu chỉnh cho phù hợp.
Cách nêu yêu cầu của bài tập 13 không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm: " Hãy đặt hai câu để hỏi về khái niệm " nếp sống văn hoá " đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) và hai câu để hỏi về khái niệm đó đối với một người bạn thân. Ghi lại và phân tích chúng về phương diện kiểu câu phân loại theo mục đích nói ".
Cần diễn đạt lại thành: " Hãy đặt một câu để hỏi cô giáo (hoặc thầy giáo) về khái niệm " nếp sống văn hoá " và một câu để hỏi một người bạn thân cũng về khái niệm đó. Phân tích để xác định kiểu của các câu đó theo cách phân loại theo mục đích nói ".
A. định hướng thiết kế
I.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên
Tìm hiểu bài học trong sách giáo khoa, chuẩn bị giáo án, bảng phụ viết sẵn ngữ liệu, đáp án.
Có thể thay bảng phụ bằng phương tiện trình chiếu
Học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà, đọc trước giáo khoa.
Chuẩn bị các bài tập theo mẫu hướng dẫn.
bài tập chuẩn bị của học sinh
Bài tập 1:
Cho đoạn văn sau: ít hôm sau anh lại đi.(1) Gặp một đám đông người đang chữa cháy, nhớ lời vợ dặn, anh đến gần, mồm nói lia lịa: " Tốt đôi, tốt đôi ". (2) Thiên hạ cho anh là thủ phạm đốt nhà (vì tốt đôi nói lái là tôi đốt) liền bắt anh trói lại, nện cho một trận, lại định giải lên quan.(3) Anh phải vất vả lạy lục phân bua mãi mới được thả cho về.(4)
( Làm theo vợ dặn - Cổ tích VN )
Hỏi: Hãy cho biết mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì (Nội dung câu thông báo về hiện thực gì, nhằm mục đích giao tiếp gì ) ?
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào (Dấu kết thúc ? Lên giọng hay xuống giọng ở cuối câu ) ?
Bài tập 2: Cho đoạn văn sau:
Anh biết anh Dịu chứ ? (1)
Ông thiếu uý lò gạch ấy à ? (2) Có biết. Sao ? (3) Giọng nói của Đào càng rụt rè, khác hẳn với cách nói sống sượng thường ngày.
Anh ấy viết thư cho em, định xây dựng gia đình với em, em khó nghĩ quá...Anh thấy anh Dịu là người thế nào ? (4)
à, ra một chuyện khác. Anh là người đầu tiên được Đào thổ lộ cái tin vui ấy. Anh phải có trách nhiệm với sự tin cẩn của người bạn gái mà anh vốn mến. Nhưng biết trả lời ra sao ? (5)
Hỏi: Hãy cho biết các câu được đánh số trong đoạn đối thoại đã sử dụng từ nghi vấn thuộc loại nào ? Với loại từ nghi vấn ấy phải trả lời như thế nào ?
Hỏi: Khi đọc các câu nghi vấn trên, ngữ điệu phải thế nào ?
Bài tập 3: Cho 2 đoạn văn sau:
1. Thôi, đừng có hỏi nhiều chuyện. (1) Mấy năm nay tao tưởng mày đã chết rồi. (...) Đi liền bây giờ đi. (2) Vô Rạch Giá, Cà Mau mà trốn cho biệt tích, đừng có về đây nữa. (3)
(Hồ Biểu Chánh).
2. Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ ! (4) Có gì mà xúm lại như thế này ? ...Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước. (5)
- Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
- Nào đứng lên đi. (6) Cứ vào đây uống nước đã. (7) Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau...Cụ Bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái quát:
- Lí Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên ! 8)
( Chí Phèo - Nam Cao )
Hãy cho biết các câu được đánh số trong 2 đoạn đối thoại đã sử dụng từ cầu khiến thuộc loại nào ?
Có sự khác nhau như thế nào về sắc thái cầu khiến (Những từ nào báo hiệu thái độ cầu khiến (thúc giục, ngăn ngừa, cấm đoán,...) có sử dụng thêm chủ ngữ hoặc từ hô gọi trước phần nêu nội dung mệnh lệnh không, nếu có thì nhằm mục đích tỏ thái độ gì khi nêu hành động và nội dung cầu khiến ) ?
Hỏi:
Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! (1) ờ ! (2) Thế này thì tức thật ! (3) Tức chết đi được mất ! (4)
Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! (5) Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy...Chao ôi là buồn ! (6)
( Chí Phèo - Nam Cao )
Bài tập 4: Cho đoạn văn sau:
Hỏi: Hãy cho biết mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì (Nội dung câu thông báo về sự vật hiện tượng hay tình cảm thái độ ) ?
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào (Dấu kết thúc ? Nhấn giọng ở vị trí nào ) ?
II. Mục đích yêu cầu
Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng nhận diện, lính hội và sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
Giáo dục
Nhận thức
Giáo dục cho học sinh ý thức thận trọng khi sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
Củng cố, mở rộng kiến thức về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học.
III. Tổ chức dạy học
Bước II: Giới thiệu bài mới tạo tâm thế (1 phút)
ở học kì II lớp 6, chúng ta đã học " Câu phân loại theo mục đích nói " với các kiểu câu cụ thể: tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Trong tiết học này, chúng ta sẽ củng cố, hệ thống hoá các tri thức đã học, đồng thời mở rộng nâng cao thêm về các kiểu câu phân loại câu theo mục đích nói.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Hoạt động 1: Củng cố khái niệm câu tường thuật
(phát vấn đàm thoại)
(khoảng 8 phút)
I. Câu tường thuật
Ngữ liệu: ít hôm sau anh lại đi.(1) Gặp một đám đông người đang chữa cháy, nhớ lời vợ dặn, anh đến gần, mồm nói lia lịa: "Tốt đôi, tốt đôi".(2) Thiên hạ cho anh là thủ phạm đốt nhà (vì tốt đôi nói lái là tôi đốt ) liền bắt anh trói lại, nện cho một trận, lại định giải lên quan.(3) Anh phải vất vả lạy lục phân bua mãi mới được thả cho về.(4)
( Làm theo vợ dặn - Cổ tích VN )
Hỏi: Hãy cho biết mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì ?
Bước III: Tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức (36 phút)
Phương Tiện hỗ trợ
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Thao tác 1: Đưa ngữ liệu
Thao tác 2: Phát vấn
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Gợi mở: Nội dung câu thông báo về hiện thực gì, nhằm mục đích giao tiếp gì ?
Đáp án: Câu 1 và 2 thuật lại hành động của chàng Ngốc. Câu 3 kể và nhận xét về thái độ, sự hiểu lầm và hành động của mọi người. Câu 4 thuật lại hành động và tình trạng thảm hại của Ngốc.
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào ?
Gợi mở: Dấu kết thúc ? Lên giọng hay xuống giọng ở cuối câu ?
Đáp án: Các câu trên không có dấu hiệu hình thức đặc biệt, đều được kết thúc bằng một dấu chấm hết câu. Khi đọc, ngữ điệu được hạ thấp ở cuối câu.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Từ những phân tích trên hãy cho biết thế nào là câu tường thuật, câu tường thuật thường được sử dung trong những trường hợp giao tiếp nào ?
Đáp án: Câu tường thuật là câu được dùng để kể, xác nhận, mô tả sự vật, hiện tượng với những đặc trưng của nó. Câu tường thuật không có dấu hiệu hình thức riêng và được phát ra bằng một ngữ điệu có chiều hạ thấp ở cuối câu.
Hoạt động 2: Mở rộng nâng cao
Trong giao tiếp, con người luôn có nhu cầu thông tin: kể, miêu tả tái hiện, nhận xét đánh giá sự vật hiện tượng. Vì vậy câu thuật giữ vai trò quan trọng, có tần số sử dụng cao. Sử dụng đúng, linh hoạt có thể đem đến hiệu quả thông tin, thẩm mĩ phong phú, bất ngờ, sử dụng sai có thể dẫn đến hậu quả tai hại.
Thao tác1: Thuyết minh-giải thích
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc dùng trình chiếu
" Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng níu hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:
- Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn ! ".
Thí dụ:
Thao tác2: Phân tích khả năng diễn tả tâm trạng, bi kịch tinh thần, tư tưởng nhân văn, nước mắt lên ngôi, tình thương chiến thắng, nhân vật dừng lại trên bờ vực sa ngã,....
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hoạt động 3: Củng cố về câu nghi vấn. (10`)
(Phát vấn đàm thoại)
Thao tác1: Phát vấn
Hỏi: Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 6, hãy cho biết thế nào là câu nghi vấn ?
Đáp án: Câu nghi vấn nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi cần được trả lời, giải thích.
Hỏi: Câu nghi vấn thường được cấu tạo bằng cách nào ?
2. Cấu tạo (2`)
Đáp án: Câu nghi vấn thường được cấu tạo bằng cách kết hợp nội dung hỏi với những từ ngữ nghi vấn.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Từ ngữ nghi vấn thường được sử dụng là những từ ngữ nào ?
Đáp án:Từ ngữ nghi vấn thường được sử dụng là:
Đại từ nghi vấn: ai, gì, sao, nào,...
Quan hệ từ: "hay".
Phụ từ nghi vấn: có (hay) không, đã (hay) chưa...
Trợ từ tình thái: à, ư, hả, hở, chứ, nhỉ, nhé,...
Thao tác2: Đưa ngữ liệu bài tập củng cố
(khoảng 7`) ?
Ngữ liệu:
- Anh biết anh Dịu chứ ? (1)
- Ông thiếu uý lò gạch ấy à ? (2)
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Có biết. Sao ? (3) Giọng nói của Đào càng rụt rè, khác hẳn với cách nói sống sượng thường ngày.
- Anh ấy viết thư cho em, định xây dựng gia đình với em, em khó nghĩ quá... Anh thấy anh Dịu là người thế nào ? (4)
- à, ra một chuyện khác. Anh là người đầu tiên được Đào thổ lộ cái tin vui ấy. Anh phải có trách nhiệm với sự tin cẩn của người bạn gái mà anh vốn mến. Nhưng biết trả lời ra sao ? (5)
Thao tác3: phát vấn
Hỏi: Các câu được đánh số trong đoạn đối thoại sử dụng từ nghi vấn thuộc loại nào ? Với loại từ nghi vấn ấy phải trả lời như thế nào ?
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Đáp án: Câu (1) dùng trợ từ "chứ". Trả lời theo tình huống (biết, có, vâng, ừ, ờ...).
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
-Câu (2) dùng trợ từ "ấy à". Trả lời theo tình huống. ở đây hỏi lại để xác nhận, không có phản ứng là đúng, không cần trả lời.
-Câu (3) dùng đại từ nghi vấn "sao". Trả lời vào nội dung nghi vấn của đại từ "nguyên nhân, chuyện gì ".
Câu (4) dùng đại từ nghi vấn "thế nào". Trả lời vào điểm chứa đại từ nghi vấn " là người thế nào ? "
Câu (5) dùng đại từ nghi vấn "ra sao". Không đòi hỏi trả lời vì chỉ để nêu băn khoăn nội tâm.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Đáp án: Phải nâng cao giọng ở cuối câu.
Hỏi: Khi đọc các câu nghi vấn trên, ngữ điệu phải thế nào ?
Hoạt động 4: Củng cố về câu cầu khiến
(khoảng 10 phút)
III. Câu cầu khiến
1. Khái niệm (khoảng 1`):
Thao tác1: phát vấn
Hỏi: Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 6, hãy cho biết thế nào là câu cầu khiến ?
Đáp án: Câu cầu khiến được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu trong câu.
Hỏi: Câu cầu khiến thường được cấu tạo bằng cách nào ?
2. Cấu tạo ( khoảng 2`):
Đáp án: Câu cầu khiến được cấu tạo bằng những phụ từ tạo ý mệnh lệnh cùng với ngữ điệu nhấn mạnh vào từ ngữ mang nội dung lệnh.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Từ ngữ cầu khiến thường được sử dụng là những từ ngữ nào ?
Đáp án: Từ ngữ cầu khiến thường được sử dụng là:
Phụ từ đứng trước vị từ " hãy, đừng, chớ, không được... ".
Trợ từ đứng sau vị từ " thôi, đi thôi, nào, đi nào...".
Các từ hô gọi đứng trước hoặc sau nội dung cầu khiến "hỡi, này, ... ".
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Thao tác2: Bài tập củng cố -đưa ngữ liệu
(khoảng 7 phút)
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
2. Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ ! (4) Có gì mà xúm lại như thế này ? ...Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước. (5)
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
- Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
Nào đứng lên đi. (6) Cứ vào đây uống nước đã. (7) Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau...Cụ Bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái quát:
- Lí Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên ! (8)
( Nam Cao )
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Thao tác2: Bài tập củng cố -đưa ngữ liệu
(tiếp)
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Thao tác3: Phát vấn
Hỏi: Các câu được đánh số trong 2 đối thoại sử dụng từ cầu khiến thuộc loại nào ? Khác nhau về sắc thái cầu khiến như thế nào ?
Gợi mở: Từ nào, có sử dụng thêm chủ ngữ hoặc từ hô gọi không, nếu có thì nhằm mục đích tỏ thái độ gì khi nêu hành động và nội dung cầu khiến ?
Đáp án:
Câu (1), câu (3) dùng phụ từ đứng trước vị từ "thôi, đừng"- ngăn ngừa, cấm đoán.
Câu (2) dùng trợ từ đi sau vị từ "đi" - thúc giục.Câu (6) dùng trợ từ đi sau vị từ "đi" - thúc giục kết hợp từ hô gọi "nào" để thêm sắc thái dịu dàng thân mật.
Câu (4) thêm chủ ngữ "các ông các bà" trước phần nêu nội dung lệnh, dùng tổ hợp trợ từ đi sau vị từ "đi thôi chứ " - thúc giục + sắc thái hỏi nhắc nhở nhẹ nhàng thân mật.
Câu (7), (8) dùng tổ hợp hô ứng "Cứ....đã, Không....lên" - tăng sắc thái thúc giục, mệnh lênh.
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Dùng bảng phụ ghi ngữ liệu hoặc phương tiện trình chiếu
Thao tác 1: Đưa ngữ liệu
Ngữ liệu:
Không ai lên tiếng cả. Tức thật!(1) ờ !(2) Thế này thì tức thật! (3) Tức chết đi được mất ! (4)
Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! (5) Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn ! (6)
( Chí Phèo - Nam Cao )
Hỏi: Mục đích nói của các câu được đánh số trong đoạn văn trên là gì ?
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Gợi mở: Câu thông báo về sự vật hiện tượng hay tình cảm thái độ ?
Đáp án: Các câu (1),(2),(3),(4), (5),(6) được dùng để bộc lộ tình cảm và thái độ của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan, không thông báo về sự vật, hiện tượng.
Hỏi: Các câu trên có dấu hiệu hình thức riêng đặc biệt không, khi đọc, ngữ điệu câu thế nào ?
Gợi mở: Kết thúc là dấu gì ? Nhấn giọng ở vị trí nào ?
Đáp án: Các câu trên đều có sử dụng các dấu hiệu hình thức:
Câu (1),(3),(5) sử dụng các phụ từ " thật, quá ".
Câu (4),(6) sử dụng các từ ngữ cảm thán " chết đi được mất, chao ôi ".
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Đáp án: Câu (6) cấu tạo bằng cách kết hợp trực tiếp từ cảm thán với nguyên nhân gây ra cảm xúc "Chao ôi là buồn ! ".
Câu (2) cấu tạo riêng bằng từ cảm thán "ờ ".
Tất cả đều sử dụng dấu chấm than và được nhấn giọng ở những từ ngữ biểu lộ tình cảm, thái độ.
Hỏi:
Từ những phân tích ở trên hãy cho biết thế nào là câu cảm thán ?
Câu cảm thán thường được sử dụng trong những trường hợp giao tiếp nào ?
Hoạt động của trò
(chuẩn kiến thức)
Hoạt động của thày
(phương pháp, thủ pháp)
Phương Tiện hỗ trợ
Hỏi: Câu cảm thán thường được cấu tạo bằng cách nào ?
Bước IV: Củng cố dặn dò (khoảng 2 phút)
Học lý thuyết và làm bài tập trong sách giáo khoa.
--------&---------
Chúc các bạn thành công !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Thị Hồng Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)