Giàn khoan nước sâu là vũ khí chiến lược ở Biển Ðông

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Giàn khoan nước sâu là vũ khí chiến lược ở Biển Ðông thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Giàn khoan nước sâu là vũ khí chiến lược ở Biển Ðông
In
Email
Ý kiến (2)
Chia sẻ:
x
Del.icio.us
Google Bookmarks
Twitter
Facebook
Về vấn đề chia sẻ

Giàn khoan dầu của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ở biển Bột Hải
x

Giàn khoan dầu của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ở biển Bột Hải




Tin liên hệ
Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 2)
Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 1)
Mua bán doanh nghiệp vì sao gọi là `thôn tính`? (phần 2)
Mua bán doanh nghiệp – sao gọi là `thôn tính`? (phần 1)
CỠ CHỮ - +
Trần Vinh Dự
11.09.2012
Khu vực nước sâu Biển Đông là một khu vực hầu như chưa được đụng chạm đến xét về mặt khai thác dầu mỏ và khí đốt. Lý do quan trọng nhất khiến khu vực này còn chưa được đụng chạm đến là vì tranh chấp chủ quyền khiến các công ty tư nhân không ai muốn thăm dò và khai thác ở vùng biển này. Reuters trích lời của Gordon Kwan thuộc Mirae Asset Securities cho rằng “nếu bạn có thể khoan dầu ở miền tây Phi Châu, Vịnh Mexico, Brazil, hay Biển Bắc, thì tại sao lại phải đến Biển Đông làm gì?”   Trong khi các công ty tư nhân không muốn mạo hiểm làm ăn trên Biển Đông, các công ty của nhà nước như CNOOC có thể có lý do để tiến vào khu vực này. Vì theo lời chủ tịch của CNOOC, ông Wang Yilin, các giàn khoan nước sâu ngoài câu chuyện kiếm tiền cho công ty, còn là các “mobile national territory” (lãnh thổ quốc gia di động) và là một “strategic weapon” (vũ khí chiến lược).   Trên thực tế, việc khai thác dầu khí ở Biển Đông cũng không được bất cứ bên nào đả động đến cho mãi tới thời gian gần đây. Lý do là để thăm dò và khai thác được dầu/khí ở các vùng nước sâu thì phải cần đến các công nghệ khai thác ở vùng nước sâu (thí dụ như các giàn khoan nước sâu lưu động hoặc các tàu khoan).   Trên nguyên tắc, các nước có thể thuê các thiết bị khoan ở vùng nước sâu này. Tuy nhiên, do sự bùng nổ về công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí, công suất sử dụng của các thiết bị khoan nước sâu này luôn ở mức 90% đến 100% vì thế việc thuê mướn thiết bị gần như không thể. Đó là chưa kể những quan ngại về chuyện ăn cắp công nghệ khi cho các công ty ở các quốc gia không có truyền thống tôn trọng vấn đề bản quyền thuê.   Vì thế, để thực thi chủ quyền trên thực tế thông qua việc khoan dầu/khí ở Biển Đông, các bên tham gia tranh chấp trên vùng biển này sẽ phải dựa vào thực lực công nghệ của chính mình, hoặc là đi mua. Trong số các nước đang tranh chấp ở khu vực này, mới chỉ có Trung Quốc là có được công nghệ khoan ở vùng nước sâu, và cũng chỉ mới có được từ năm ngoái. Dự án trị giá tới gần 1 tỷ USD được hoàn thành và đặt tên Haiyang Shiyou 981 do CNOOC sở hữu có khả năng khoan với độ sâu 3km dưới mặt nước biển.   Và kể từ đó Trung Quốc liên tục đề cập đến câu chuyện khai thác dầu khí ở Biển Đông. Động thái đầu tiên kể từ khi có Haiyang Shiyou 981 là đưa giàn khoan này tới khoan thử ở vùng biển phía tây nam của Hồng Kông, cách Hồng Kông khoảng 320km vào giữa tháng 5 vừa qua. Vùng biển này, theo AP, là nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc chứ không thuộc vùng đang bị tranh chấp trong Biển Đông. Tuy nhiên, độ sâu của vùng khoan “thử nghiệm” này chỉ có khoảng 1,5km. Điều này làm nhiều người đồn đoán rằng Haiyang Shiyou 981 nhiều khả năng sẽ được kéo xuống vùng biển tranh chấp để thực thi cái gọi là “lãnh thổ quốc gia di động” theo lời của chủ tịch CNOOC.   Hồi tháng 6 vừa qua, cũng chính CNOOC, ra tuyên bố kêu gọi “mời thầu” các công ty dầu khí nước ngoài tới thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Đương nhiên lời kêu gọi này không được bất cứ công ty dầu khí danh tiếng nào trên thế giới hưởng ứng vì tính phi lý của nó.   Tuy nhiên, gần đây phía Trung Quốc lại có thêm một động thái mới khiến giới phân tích quốc tế lo ngại. CNOOC hồi cuối tháng 8 vừa rồi đã chính thức nộp thầu để mua công ty Nexen Inc. của Canada với giá 15.1 tỷ USD. Nếu mua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 92,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)