Giai thoại 2 Xe tăng vào dinh độc lấp 30.4.1975
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: Giai thoại 2 Xe tăng vào dinh độc lấp 30.4.1975 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Giai thoại
Về 2 chiếc
XE TĂNG
Nhân ngày 30/4
2 chiếc
XE TĂNG
Giai thoại về chiếc xe tăng đã húc đổ cổng dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 từng là chủ đề bàn luận trong một thời gian dài. Nhiều ý kiến cho rằng chiếc 843 (do Liên Xô chế tạo) mới là xe tăng đầu tiên xông vào Dinh Độc Lập chứ không phải chiếc 390.
Nhờ bức ảnh tư liệu quý giá của nữ nhà báo Francoise Demulder (Pháp), năm 1995, chiếc xe tăng số hiệu 390 (do trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy) được công nhận. Ảnh: Francoise Demulder.
Trong chiến tranh, cả hai xe đều thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2.
Lính pháo thủ thứ nhất trên xe tăng 390, ông Ngô Sỹ Nguyên 63 tuổi (1), đã rời quân ngũ vào năm 1982. Ông Nguyễn Văn Tập 65 tuổi (2), người lái xe tăng 390, đã xuất ngũ một năm sau khi đất nước thống nhất.
Ảnh chụp 4/2005
1
2
Người lính pháo thủ số 2 trên xe tăng 390, ông Lê Văn Phượng,
Ông Lê Văn Phượng chia sẻ về ký ức khi xe tăng 390 xông vào dinh Độc Lập. Ảnh: AFP
4 người lính trên xe tăng 390: (từ trái qua) ông Ngô Sỹ Nguyên, Vũ Đăng Toàn, Nguyễn Văn Tập và ông Lê Văn Phương trong ngày hội ngộ 30/4/2005. Ảnh: AFP
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975.
(Ảnh chụp sau khi đã vào dinh Độc lập)
Trưa 30/4/1975, Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập theo ba hướng - cổng chính và hai cổng sườn.
Sáng 30/4, hai chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 (do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy) và T59 số hiệu 390 và lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính (hướng chính diện), tiến vào cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập. Tuy nhiên, xe 843 bị kẹt ở cổng phụ. Một khoảng thời gian khá dài. (Ảnh chụp sau khi đã vào dinh Độc lập)
Đến năm 2012, cả hai chiếc xe tăng trên đều được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Sau ngày giải phóng, chiếc T54B này chủ yếu được đưa đi dự triển lãm, tham gia huấn luyện và sau đó trưng bày tại Dinh Thống Nhất từ năm 1979.
Ngày 9/11/2012, Thủ tướng đã công bố quyết định công nhận xe tăng T59, số hiệu 390 là bảo vật quốc gia. Vinh quang đã được trả lại đúng chỗ cho những người lính cùng chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập.
Sau 40 năm, cả hai chiếc xe tăng đã trải qua những cung bậc thăng trầm khác nhau của lịch sử và đều được công nhận là bảo vật quốc gia. Cùng với những người lính, cả hai đều trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong khoảnh khắc lịch sử oai hùng của dân tộc.
PHH sưu tầm & chỉnh lí phần thuyết minh (26/4/2015)
Về 2 chiếc
XE TĂNG
Nhân ngày 30/4
2 chiếc
XE TĂNG
Giai thoại về chiếc xe tăng đã húc đổ cổng dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 từng là chủ đề bàn luận trong một thời gian dài. Nhiều ý kiến cho rằng chiếc 843 (do Liên Xô chế tạo) mới là xe tăng đầu tiên xông vào Dinh Độc Lập chứ không phải chiếc 390.
Nhờ bức ảnh tư liệu quý giá của nữ nhà báo Francoise Demulder (Pháp), năm 1995, chiếc xe tăng số hiệu 390 (do trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy) được công nhận. Ảnh: Francoise Demulder.
Trong chiến tranh, cả hai xe đều thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2.
Lính pháo thủ thứ nhất trên xe tăng 390, ông Ngô Sỹ Nguyên 63 tuổi (1), đã rời quân ngũ vào năm 1982. Ông Nguyễn Văn Tập 65 tuổi (2), người lái xe tăng 390, đã xuất ngũ một năm sau khi đất nước thống nhất.
Ảnh chụp 4/2005
1
2
Người lính pháo thủ số 2 trên xe tăng 390, ông Lê Văn Phượng,
Ông Lê Văn Phượng chia sẻ về ký ức khi xe tăng 390 xông vào dinh Độc Lập. Ảnh: AFP
4 người lính trên xe tăng 390: (từ trái qua) ông Ngô Sỹ Nguyên, Vũ Đăng Toàn, Nguyễn Văn Tập và ông Lê Văn Phương trong ngày hội ngộ 30/4/2005. Ảnh: AFP
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975.
(Ảnh chụp sau khi đã vào dinh Độc lập)
Trưa 30/4/1975, Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập theo ba hướng - cổng chính và hai cổng sườn.
Sáng 30/4, hai chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 (do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy) và T59 số hiệu 390 và lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính (hướng chính diện), tiến vào cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập. Tuy nhiên, xe 843 bị kẹt ở cổng phụ. Một khoảng thời gian khá dài. (Ảnh chụp sau khi đã vào dinh Độc lập)
Đến năm 2012, cả hai chiếc xe tăng trên đều được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Sau ngày giải phóng, chiếc T54B này chủ yếu được đưa đi dự triển lãm, tham gia huấn luyện và sau đó trưng bày tại Dinh Thống Nhất từ năm 1979.
Ngày 9/11/2012, Thủ tướng đã công bố quyết định công nhận xe tăng T59, số hiệu 390 là bảo vật quốc gia. Vinh quang đã được trả lại đúng chỗ cho những người lính cùng chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập.
Sau 40 năm, cả hai chiếc xe tăng đã trải qua những cung bậc thăng trầm khác nhau của lịch sử và đều được công nhận là bảo vật quốc gia. Cùng với những người lính, cả hai đều trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong khoảnh khắc lịch sử oai hùng của dân tộc.
PHH sưu tầm & chỉnh lí phần thuyết minh (26/4/2015)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)