Giải quyết tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 03/05/2019 | 360

Chia sẻ tài liệu: Giải quyết tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
LỚP QUỐC TẾ HỌC 3B

Đề tài:

Hệ thống văn bản Việt Nam từ năm 1975 và luật pháp quốc tế từ năm 1982 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Kết

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5 – Quốc tế học 3B















TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 - 2015
Danh sách thành viên Nhóm 5 thực hiện đề tài
1. Nguyễn Minh Kha (Nhóm trưởng) – K38.608.074
2. Trương Anh Tài – K38.608.018
3. La Phúc Hải – K38.608.067
4. Phạm Vũ Nhật Cường – K38.608.049
5. Phạm Nguyễn Minh Trung – K38.608.033
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có vị trí rất quan trọng, nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tuyến đường hàng hải quốc tế này là một trong những tuyến đường hàng hải tấp nập vào loại nhất nhì trên thế giới, chưa kể đến khu vực này rất giàu tài nguyên từ các loại hải sản cho đến tiềm năng dầu khí.
Nằm trải trên một khu vực biển rộng lớn dọc theo bờ biển Việt Nam, hai quần đảo này vừa đóng vai trò như hai chốt tiền tiêu bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc mà còn như là một lá chắn quan trọng bao quanh vùng biển và dải bờ biển của nước ta.
Từ lâu, Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ các thời Lý – Trần – Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt.
Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là nhận định của GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc – Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay.
Trong những năm gần đây, tình hình Trường Sa, Hoàng Sa nóng hơn bao giờ hết bởi người Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo nghiêm trọng trên hai quần đảo của Việt Nam. Do đó, để khẳng định chủ quyền biển đảo thì việc xác định hệ thống pháp luật của nước ta và quốc tế quy định về quyền chủ quyền là một vấn đề bức thiết và cần phải làm rõ làm cơ sở giải quyết những tranh chấp liên quan đến biển đảo.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu đề tài
( Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Hệ thống văn bản Việt Nam từ năm 1975 và luật pháp quốc tế từ năm 1982 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
( Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chỉ ra các hệ thống văn bản của Việt Nam bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ngoại giao từ năm 1975 đến nay, cũng như luật quốc tế từ thời điểm năm 1982 có vai trò như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Qua đó, đưa ra những ý kiến đánh giá về khả năng vận dụng luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3. Các công trình nghiên cứu liên quan
Trước đây, có nhiều tài liệu, sách báo, đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc quy định về quyền chủ quyền như:
Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 1997.
Bộ Ngoại giao – Ban Biên giới, Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Nguyễn Bá Diến, Tổng quan pháp luật Việt Nam về biển, Tham luận hội thảo Chính sách pháp luật về biển và sự phát triển bền vững. Hạ Long tháng 7/2005
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 14
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)